triển vọng ngành dầu khí q1/2025
Tổng quan ngành
Thường nguồn
Cho đến nay, tổng trữ lượng dầu khí đã phát hiện trên thềm lục địa Việt Nam vào khoảng trên 1,5 tỷ m3 quy dầu.
Trong đó có khoảng 734 triệu m3 dầu và condensate và 798 tỷ m3 khí.
Ngoài các khu vực đã có phát hiện dầu khí, ở các bể trầm tích trên thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam còn nhiều cấu tạo chưa được thăm dò với tiềm năng có thể thu hồi từ 1,5-2,5 tỷ m3 quy dầu.
Trong nước, Vietsovpetro và PVEP là những công ty dầu khí hoạt động trong lĩnh vực cốt lõi tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí (E&P) của Petrovietnam (PVN)
Trung nguồn
Đông Nam bộ: Dự kiến trung bình giá khí khu vực này là khoảng 10 USD/triệu BTU vào năm 2025, gồm các mỏ Nam Côn Sơn và Cửu Long.
Tây Nam Bộ: Dự kiến trung bình giá khí khu vực này cung cấp cho TBKHH tại Cà Mau là khoảng 8,4 USD/triệu BTU vào năm 2025, gồm các mỏ PM3-CAA, Cái Nước 46.
Riêng Lô B dự kiến giá khí tại đây năm 2027 là 14,5 USD/triệu BTU.
Miền Trung: giá khí từ mỏ Cá Voi Xanh dự báo sẽ ở mức 11,25 USD/triệu BTU ở năm 2028 (dự kiến năm khí vào bờ)
Hạ nguồn
Ở phân khúc hạ nguồn của chuỗi giá trị ngành dầu khí Việt Nam là hoạt động lọc dầu và tinh chế dầu thô từ các nhà cung cấp ở khâu thượng nguồn thành sản phẩm lọc hóa dầu (xăng, dầu diesel, xăng Jet A1, LPG) và các sản phẩm hóa dầu (hạt nhựa).
60%-70% sản lượng xăng dầu tiêu thụ trong nước được cung cấp bởi hai nhà máy lọc dầu (NMLD) Dung Quất của BSR và NMLD Nghi Sơn (NSR). Đây cũng là hai NMLD duy nhất đang được vận hành tại Việt Nam.
Nhà máy lọc dầu Nghi Sơn sử dụng 100% dầu thô nhập khẩu. Còn Nhà máy lọc dầu Dung Quất được thiết kế để tiêu thụ dầu thô khai thác từ mỏ Bạch Hổ.
Hiện tại 65% dầu thô được lọc từ hai nhà máy đến từ nguồn cung trong nước: Mỏ Bạch Hổ, Mỏ Tê Sư tử Đen, Mỏ Tê Giác Trắng.
Lợi nhuận đến từ chênh lệch giữa giá bán xăng và dầu thô. Doanh nghiệp tồn kho lượng dầu thô cao, khi giá dầu thô giảm sẽ dẫn đến giá bán giảm, trong khi chi phí sản xuất ở mức cao.
2. Diễn biến ngành
Tăng trưởng nhu cầu dầu thế giới đang chậm lại khi chỉ còn 900 kb/d vào năm 2024 và gần 1 mb/d vào năm 2025, Sự sụt giảm nhu cầu ở Trung Quốc là nguyên nhân chính.
Nguồn cung dầu toàn cầu giảm 640 kb/d vào tháng 9 xuống còn 102,8 mb/d do tình hình chính trị bất ổn ở Libya làm gián đoạn sản xuất và xuất khẩu dầu của nước này.
Theo báo cáo Triển vọng Năng lượng Ngắn hạn (STEO) tháng 12, các quốc gia không tham gia thỏa thuận OPEC+ đang thúc đẩy sự gia tăng sản dầu toàn cầu trong năm nay.
Sản lượng khai thác dầu thô trong nước liên tục giảm với tốc độ 7% mỗi năm. Phần giảm chủ yếu do khai thác trong nước giảm mạnh.
Sản lượng khai thác dầu khí ở trong nước của PVN từ 2016 đến nay có xu hướng suy giảm nhanh, việc tìm kiếm, phát triển nguồn khí mới bổ sung gặp nhiều khó khăn do có nhiều vướng mắc về thủ tục đầu tư nên số lượng mỏ mới đưa vào khai thác ít (chỉ 1-2 mỏ/năm) song hầu hết mỏ nhỏ.
Nguồn cung giàn thặng dư trên thị trường tuy đã bớt thắt chặt trong một vài thời điểm như giai đoạn trước khiến giá thuê giàn giảm trong Quý 3. Tuy nhiên, về dài hạn nhu cầu giàn vẫn cao trong khi nguồn cung giàn khoan hạn chế với chỉ 12 giàn khoan tự nâng mới tại khu vực ĐNÁ.
Bộ Công Thương và Bộ Tài chính đã điều chỉnh tăng chi phí kinh doanh định mức áp dụng trong giá cơ sở xăng dầu, nhằm bảo đảm biến động giá xăng dầu trong nước phù hợp với biến động giá xăng dầu thế giới.
Những điểm mới trong Nghị định 83/2023/NĐ-CP kinh doanh xăng dầu có thể có tác động tích cực đối với các các thương nhân kinh doanh và phân phối xăng dầu.
Thời gian điều hành/công bố giá bán lẻ xăng dầu được rút ngắn từ 10 ngày xuống còn 7 ngày
Thời gian rà soát, công bố lại chi phí vận chuyển, và premium (phụ phí khi nhập hàng từ các nguồn cung cấp sản phẩm xăng dầu) được tính vào giá cơ sở được rút ngắn từ sáu tháng xuống ba tháng. Điều này sẽ đảm bảo cập nhật kịp thời các biến động của chi phí đầu vào cho doanh nghiệp phân phối xăng dầu
3. Triển vọng ngành TOÀN CẦU
Nhu cầu
Trong báo cáo năng lượng tháng 12, EIA dự báo mức tiêu thụ dầu toàn cầu sẽ tăng 1,3 triệu thùng/ngày vào năm 2025, thấp hơn mức trung bình 10 năm trước đại dịch là 1,5 triệu thùng/ngày mỗi năm, cũng như thấp hơn mức tăng trưởng nhu cầu dầu trong quá trình phục hồi sau đại dịch từ năm 2021 đến năm 2023.
Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) trong báo cáo Thị trường dầu mỏ tháng 12 đã nâng dự báo tăng trưởng nhu cầu dầu toàn cầu trong năm 2025, do kỳ vọng nhu cầu dầu cải thiện nhờ các biện pháp kích thích kinh tế của Trung Quốc gần đây.
Nguồn cung
Sản lượng dầu thô của Mỹ dự kiến đạt trung bình 13,23 triệu thùng/ngày trong năm nay và 13,53 triệu thùng/ngày vào năm 2025. Năm ngoái, sản lượng dầu thô Mỹ đạt 12,93 triệu thùng/ngày.
Nhóm OPEC+ tiếp tục hoãn kế hoạch tăng sản lượng thêm 3 tháng cho đến tháng 4/2025.
EIA dự báo sản lượng dầu toàn cầu sẽ tăng 1,6 triệu thùng mỗi ngày (b/d) vào năm 2025 và kỳ vọng gần 90% mức tăng trưởng này sẽ đến từ các quốc gia không tham gia OPEC+.
Việc xung đột đã leo thang trong những tuần gần đây đã làm tăng khả năng gián đoạn nguồn cung và biến động giá dầu
4. TRIỂN VỌNG NGÀNH TẠI VIỆT NAM
Giá dầu vẫn duy trì khả quan theo dự báo các tổ chức lớn về triển vọng giá dầu 2025.
Ngành khoan dầu khả quan từ các hoạt động khoan ở khu vực Trung Đông.
Nguồn cung khí nội địa suy giảm nhanh.
Các doanh nghiệp lọc dầu được dự báo sẽ có 1 năm khó khăn hơn khi Crack spread năm 2025 được dự báo giảm.
Quốc hội đã thông qua Luật Điện lực (sửa đổi), có hiệu lực từ ngày 1/2/2025, theo đó Luật đã đặt ra khung pháp lý cho cơ chế sản lượng hợp đồng tối thiểu đối với các nhà máy điện khí và LNG.
5. Cổ phiếu nổi bật
PVS - GIÁ MỤC TIÊU 48.000 vnđ
Tiềm năng tăng trưởng tích cực, thúc đẩy tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận của PVS trong dài hạn khi công ty đẩy mạnh hoạt động ở cả 2 phân khúc dầu khí truyền thống và năng lượng tái tạo
Nhu cầu năng lượng cho các năm tới dự báo vẫn tiếp tục tăng trưởng.
PLX - GIÁ MỤC TIÊU 51.300 VNĐ
Triển vọng tích cực nhờ nhu cầu xăng dầu ngày càng tăng tại Việt Nam. Tổng nguồn cung xăng dầu được đảm bảo.
Kỳ vọng giá dầu biến động ổn định sẽ giúp doanh nghiệp cải thiện BLNG.
Biên lợi nhuận cải thiện khi chi phí định mức được cải thiện từ tháng 7/2024.
Những điểm mới trong Nghị định 83/2023/NĐ-CP kinh doanh xăng dầu có tác động tích cực đối với các các thương nhân kinh doanh và phân phối xăng dầu như PLX.
Việc tự quyết định giá bán (nhưng thấp hơn giá cơ sở) sẽ mở ra cơ hội cho các doanh nghiệp đầu ngành như PLX và OIL do có thể tận dụng Dự thảo Nghị định mới kỳ vọng sẽ được thông qua vào cuối năm 2024 và có hiệu lực từ đầu năm 2025.
Ngành hàng không Việt Nam được dự báo sẽ tăng trưởng tích cực trong năm 2025 là yếu tố thúc đẩy nhu cầu tiêu thụ nhiên liệu Jet A1
PVD - giá mục tiêu 29.000 VNĐ
Nhu cầu giàn khoan khu vực Đông Nam Á vẫn duy trì ở mức cao trong khi nguồn cung giàn vẫn hạn chế. Riglogix dự báo trong 4 năm tới cần khoảng 45 - 50 giàn khoan mỗi năm.
Triển vọng tích cực đến từ giá thuê giàn tăng và hiệu suất hoạt động giàn cao.
Đầu tư thêm giàn khoan giúp thúc đẩy khả năng tăng trưởng của doanh nghiệp. PVD đang triển khai đầu tư giàn khoan tự nâng đa năng 3 chân rời có dầm trượt và dự định sẽ hoàn thành việc đầu tư giàn chậm nhất vào Quý 1.2025