Chứng khoán thường phản ứng ra sao khi FED cắt giảm lãi suất?

1. Giai đoạn 1995 - 1998:

Fed cắt giảm lãi suất 3 lần trong giai đoạn này

Kết quả: Thị trường chứng khoán tăng điểm mạnh mẽ. Chỉ số S&P 500 tăng hơn 20% mỗi năm trong giai đoạn này

Lý do: Nền kinh tế Mỹ tăng trưởng ổn định, lạm phát được kiểm soát. Fed cắt giảm lãi suất để kích thích tăng trưởng kinh tế

2. Giai đoạn 2001

Fed cắt giảm lãi suất 11 lần trong năm 2001

Kết quả: Thị trường ck tăng điểm nhẹ. Chỉ số S&P 500 tăng khoảng 5% trong năm 2001

Lý do: Nền kinh tế Mỹ suy thoái nhẹ sau bong bóng dot-com. Fed cắt giảm lãi suất để ngăn chặn suy thoái sâu hơn

3. Giai đoạn 2007 - 2009

Fed cắt giảm lãi suất 10 lần từ tháng 9/2007 đến tháng 12/2008

Kết quả: Thị trường chứng khoán giảm điểm mạnh. Chỉ số S&P 500 giảm hơn 50% từ tháng 10/2007 đến t3/2009

Lý do: Khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008. Fed cắt giảm lãi suất để ngăn chặn khủng hoảng lan rộng nhưng không hiệu quả

4. Giai đoạn 2019

Fed cắt giảm lãi suất 3 lần

Kết quả: Thị trường ck tăng điểm. Chỉ số S&P500 tăng gần 30% trong năm 2019

Lý do: Nền kinh tế Mỹ tăng trưởng chậm lại do căng thẳng thương mại Mỹ - Trung. Fed cắt giảm lãi suất để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế

Vậy tóm lại, tác động của Fed đến thị trường thường sẽ phụ thuộc vào các yếu tố:

Thời điểm: thời điểm Fed cắt giảm lãi suất cũng rất quan trọng, việc cắt giảm lãi suất trong giai đoạn suy thoái thường không hiệu quả bằng giai đoạn tăng trưởng

Tốc độ: Tốc độ cắt giảm lãi suất cũng ảnh hưởng đến thị trường. Cắt giảm lãi suất quá nhanh có thể gây ra bất ổn

Kết luận: Việc Fed cắt giảm lãi suất có thể tác động tích cực đến thị trường ck, đặc biệt trog giai đoạn kinh tế tăng trưởng. Việt Nam chúng ta chịu ảnh hưởng nhiều vào tỷ giá, nếu Fed hạ lãi suất sẽ giảm bớt áp lực đến VN => thu hút vốn FDI nhiều hơn.

Đặc biệt, ngày hôm qua (01/08) là phiên khối ngoại mua mạnh nhất trong 1 tháng qua

Tuy nhiên, không có gì đảm bảo thị trường sẽ luôn tăng điểm. Mọi người cần xem xét kỹ trước khi đưa ra quyết định đầu tư

Nguồn ban đầu: Finpath + quan điểm cá nhân trong kết luận

Previous
Previous

Rủi Ro Trái Phiếu DN

Next
Next

ĐIỂM NHẤN T8 / 2024