NẾU MỸ CÔNG NHẬN VIỆT NAM LÀ NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG THÌ SAO?
1. Nền kinh tế thị trường và phi thị trường là gì?
Kinh tế thị trường là nền kinh tế mà ở đó tồn tại nhiều thành phần kinh tế, nhiều loại hình sở hữu cùng tham gia, cùng vận động và phát triển trong một cơ chế cạnh tranh bình đẳng và ổn định.
Nền kinh tế phi thị trường (non - market economy) dùng để chỉ các nền kinh tế nơi chính phủ có độc quyền hoặc gần như độc quyền về thương mại và nhà nước ấn định giá cả nội địa.
2. Vì sao VN lại muốn trở thành nền kinh tế thị trường?
Một nước xuất khẩu bị xem là phi thị trường thì các nguyên tắc tính toán giá thông thường sẽ không được sử dụng. Nước nhập khẩu có thể dùng các phương pháp khác mà họ cho là hợp lý.
⇒ Tạo ra một số bất lợi lớn cho các nhà sản xuất, xuất khẩu từ các nền kinh tế bị xem là phi thị trường.
a/ Nếu là nền kinh tế phi thị trường
“Trong các vụ điều tra chống bán phá giá, việc bị coi là nền kinh tế phi thị trường có ảnh hưởng lớn với các doanh nghiệp", đại diện Cục Phòng vệ Thương mại nói.
⇒ Ví dụ khi tính toán biên độ phá giá, Mỹ sẽ sử dụng giá trị của một nước thứ ba được coi là có kinh tế thị trường để tính toán chi phí sản xuất của các doanh nghiệp tại Việt Nam thay vì dùng dữ liệu do các đơn vị này cung cấp. Điều này khiến biên độ phá giá bị đẩy lên rất cao và không phản ánh thực trạng sản xuất của các doanh nghiệp Việt.
Mỹ áp dụng thuế suất toàn quốc - là mức thuế dành cho các doanh nghiệp không hợp tác hoặc không chứng minh được họ không chịu sự kiểm soát của Chính phủ. Thuế suất toàn quốc thường được Mỹ tính toán dựa trên dữ liệu sẵn có nên thường bị đẩy lên rất cao, được duy trì trong tất cả đợt rà soát, gây cản trở cho việc xem xét dỡ bỏ lệnh áp thuế.
b/ Nếu là nền kinh tế thị trường
Nếu được công nhận, khi đối mặt với các vụ kiện chống trợ cấp, chống bán phá giá, doanh nghiệp Việt sẽ không chịu cách tính toán bất lợi nói trên. Như vậy biên độ, mức thuế suất tương ứng sẽ được phía Mỹ xác định theo hướng chuẩn mực, công bằng hơn, do đó có thể giảm đáng kể so với hiện tại
3. Quy định của về xét duyệt trở thành nền kinh tế thị trường?
Mỹ:
Mức độ chuyển đổi của đồng tiền
Đàm phán tiền lương, tiền công giữa người lao động và người sử dụng lao động
Mức độ đầu tư nước ngoài vào các hoạt động kinh tế
Vấn đề sở hữu nhà nước, sở hữu tư nhân
Mức độ kiểm soát của Chính phủ với một số nguồn lực và giá cả
Các yếu tố khác.
EU:
Mức độ ảnh hưởng của chính phủ trong phân bổ các nguồn lực và quyết định của doanh nghiệp (Việt Nam đã thực hiện được, theo đánh giá của EU hồi 2015)
Không có sự can thiệp của nhà nước làm biến dạng hoạt động hàng ngày của doanh nghiệp quản trị doanh nghiệp, kế toán và kiểm toán
Sự tồn tại và thực thi một số chế độ pháp lý, tôn trọng các quyền sở hữu trí tuệ, phá sản và cạnh tranh cũng như các hệ thống tư pháp;
Lĩnh vực tài chính.
4. Tình hình các quốc gia công nhận
Đến nay, theo Bộ Công Thương, 72 nước đã công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường, bao gồm các nền kinh tế lớn như Canada, Australia, Nhật Bản, Hàn Quốc
EU cũng giữ nguyên quan điểm xem Việt Nam là kinh tế phi thị trường.
5. Doanh nghiệp nào được hưởng
Đặc biệt: TÔM VÀ GỖ LÀ HAI NGÀNH HƯỞNG LỢI LỚN