Chỉ số ROS (Return on sales) là gì?

Khái niệm

Tỉ suất lợi nhuận doanh thu trong tiếng Anh là Return on sales, viết tắt là ROS.

Tỉ suất lợi nhuận doanh thu thể hiện trong một trong đồng doanh thu mà doanh nghiệp thu được trong kỳ thì có bao nhiêu đồng lợi nhuận.

Công thức tính ROS

Lợi nhuận trong công thức trên có thể là lợi nhuận gộp, lợi nhuận thuần hay lợi nhuận trước thuế hoặc sau thuế. Tương ứng với chỉ tiêu lợi nhuận, doanh thu ở mẫu số có thể là doanh thu thuần, doanh thu từ hoạt động kinh doanh hoặc tổng doanh thu và thu nhập khác trong kỳ. Tuy nhiên, cách tính ROS được sử dụng phổ biến nhất là lợi nhuận sau thuế trên doanh thu.

Ý nghĩa của ROS

Do ROS đo lường % lợi nhuận trên doanh thu, chỉ số ROS dương đồng nghĩa với việc công ty có lãi. ROS càng cao thì lợi nhuận của công ty càng lớn. Thông thường, một doanh nghiệp có tỉ số ROS cao được đánh giá là quản lí tốt về chi phí trong hoạt động kinh doanh hay thực hiện chiến lược cạnh tranh về mặt chi phí. 

Tuy nhiên, việc đánh giá tỉ số ROS nên được sử dụng với các doanh nghiệp cùng ngành, do các doanh nghiệp hoạt động trong các ngành khác nhau có sự khác biệt rất lớn về tỉ số ROS.

Mối quan hệ của ROS với ROA

Phương trình này được gọi là phương trình phân tích Dupont. Chỉ số ROA được tính bằng Lợi nhuận/Tổng tài sản, còn vòng quay tổng tài sản được tính bằng Doanh thu/Tổng tài sản. Từ phương trình trên ta thấy tỉ số ROS và ROA có mối quan hệ tương quan với nhau. Với số vòng quay tổng tài sản không đổi, tỉ số ROS tăng giúp cho tỉ số ROA tăng tương ứng. 

Lúc đó ta có thể nhận xét được doanh nghiệp đó đã quản lí tốt chi phí trong kỳ. Ngược lại, với vòng quay tổng tài sản không đổi, tỉ số ROS giảm dẫn đến tỉ số ROA giảm, thể hiện doanh nghiệp quản lí chi phí chưa hiệu quả.

Previous
Previous

Chỉ số EPS (Earning per share) là gì?

Next
Next

Chỉ số ROA (Return on assets) là gì?