Phương pháp đầu tư CANSLIM

Khái niệm

CANSLIM là phương pháp đầu tư chứng khoán được nghiên cứu bởi William O’neil. Phương pháp này được áp dụng cho thị trường tăng giá để xác định cổ phiếu có tiềm năng tăng trưởng cao nên sẽ không phù hợp với thị trường giá xuống (downtrend). Chiến lược sử dụng bảy tiêu chí để chọn cổ phiếu. Mỗi tiêu chí được thể hiện bằng một trong các chữ cái trong tên chiến lược (CANSLIM):

  • C (Current Earnings): Tăng trưởng thu nhập quý hiện tại

  • A (Annual Earnings): Tăng trưởng lợi nhuận hàng năm

  • N (New Product): Sản phẩm mới và quản lý mới

  • S (Supply and Demand): Cung và cầu

  • L (Leader and Laggard): Dẫn đầu hay tụt hậu

  • I (Institutional Sponsorship): Sự ủng hộ của các tổ chức tài trợ

  • M (Market Direction): Xu hướng của thị trường

Như với hầu hết các chiến lược giao dịch cổ phiếu, mục tiêu của CANSLIM là hỗ trợ các nhà giao dịch tìm kiếm các cổ phiếu có tiềm năng vượt trội so với thị trường chung và các cổ phiếu khác trong cùng ngành. 

Phương pháp

  • C (Tăng trưởng thu nhập quý hiện tại): Quan tâm tới  EPS, tăng trưởng lợi nhuận, thu nhập từ hoạt động kinh doanh chính và so sánh với cùng kỳ năm trước.

  • A (Tăng trưởng lợi nhuận hàng năm): 3 năm liên tiếp doanh nghiệp làm ăn có lãi, ROE 4 quý gần nhất tối thiểu là 17%, lợi nhuận sau thuế đạt mức cao nhất trong 3 năm trở lại.

  • N (Sản phẩm mới và quản lý mới): Một sản phẩm mới hoặc một ban lãnh đạo mới sẽ thúc đẩy sự tăng trưởng cho doanh nghiệp.

  • S (Cung và cầu): Cổ phiếu ít khối lượng lưu hành hơn sẽ là ưu điểm vì hạn chế nguồn cung sẽ đẩy giá cổ phiếu đi cao hơn.

  • L (Dẫn đầu hay tụt hậu): Những cổ phiếu có mức độ tăng trưởng và biên lợi nhuận cao thường sẽ dẫn đầu ngành trong tương lai.

  • I (Sự ủng hộ của các tổ chức tài trợ): Cổ phiếu được các tổ chức lớn mua vào thường là những cổ phiếu tốt đã được nghiên cứu bởi nhiều chuyên gia.

  • M (Xu hướng của thị trường): Việc xác định xu hướng tăng hay giảm của thị trường góp phần rất lớn vào sự thành công của phương pháp trên, vì chỉ khi thị trường có xu hướng tăng giá mới có thể áp dụng phương pháp CANSLIM.

Ưu và nhược điểm

Ưu điểm

  • CANSLIM là phương pháp nhìn chung khá cụ thể để nhà đầu tư có thể áp dụng từng tiêu chí. 

  • Mang lại lợi nhuận lớn cho nhà đầu tư trong dài hạn.

Nhược điểm

  • Muốn áp dụng tất cả các tiêu chí tìm ra một cổ phiếu đáp ứng đầy đủ không thực sự dễ dàng. 

  • Một số tiêu chí định tính như N (Sản phẩm mới) khó xác định tính hiệu quả 

  • Việc xác định M (Xu hướng thị trường) cũng không thực sự dễ dàng vì nếu xác định sai thì CANSLIM không thể áp dụng được.

VD: Xác định được cổ phiếu DGW đáp ứng đầy đủ 7 tiêu chí CANSLIM.

  • C: với tăng trưởng lợi nhuận ổn định – trung bình 20-30%/năm.

  • A: tỷ lệ lãi ròng cao ngang bằng với MWG, PNJ (3-5%).

  • N: có sản phẩm bán ra mới giúp tăng doanh thu và lợi nhuận.

  • S: lượng cổ phiếu lưu hành thấp so với các cổ phiếu có cùng vị thế trong ngành như MWG, PNJ,.. 

  • L: có vị thế dẫn đầu tăng trưởng ngành so với các doanh nghiệp có mã cổ phiếu MWG, FRT, PNJ,…

  • I: được các tổ chức lớn và quỹ trong ngoài nước đầu tư.

  • M: thị trường đang đi lên với xu hướng tăng dài hạn. 

Previous
Previous

Đầu tư theo phân tích kỹ thuật

Next
Next

Phương pháp đầu tư giá trị