NƯỚC ANH TUYÊN BỐ PHÁ SẢN ?

Nước Anh tổ chức bầu cử và kết quả là một đảng mới mang tên Công Đảng dành chiến thằng với tỷ lệ 3/1 và chấm dứt 14 năm liên tục đảng Bảo Thủ nắm trọn quyền lực.

Việc Đảng mới lên có 2 vấn đề liên quan để việc Anh Quốc tuyên bố phá sản.

  1. Việc công bố thông tin

  2. Chi nhiều tiền để chiến thắng bầu cử

  1. Công Bố Thông Tin như thế nào

Theo bản tin Châu Âu Directive thì chính phủ mới của Công Đảng đã giành liên tục 3 tuần chỉ để nói về yếu kém của chính phủ cũ để lại. Họ nói rằng: “mọi thứ họ được từ chính phủ cũ để lại toàn là đống đổ nát, mọi thứ còn tệ hơn họ tưởng tượng trước khi bầu cử và tệ ở rất nhiều lĩnh vực.”

đại diện văn phòng thủ tướng chính phủ mới đã nói rằng: “Đánh giá sẽ cho thấy nước Anh đang phá sản và tan vỡ, phơi bày sự hỗ loạn mà chính trị chân túy đã gây ra cho nền kinh tế và các dịch vụ công”

=> Điều này cũng không có gì đặc biệt ở các quốc gia có nhiều đảng phái mỗi lần 1 đảng lên năm quyền thì sẽ chê đảng kia tơi tả, trước và sau bầu cử họ luôn đấu đá nhau. Theo dõi nước Mỹ mọi người sẽ thấy rõ hơn là 2 đảng Dân Chủ và Cộng Hòa gần như không bao giờ sống cùng quan điểm với nhau trong 1 vấn đề. Sinh ra là để đối đầu và cạnh tranh với nhau soi mói những cái không tốt của nhau, còn có khen hay không thì chúng ta cũng ít thấy được.

Giống như ông Biden lên thì nói rằng nhiệm kỳ của ông Trump để covid bùng nổ, chính sách điều hành kinh tế thế nọ thế kia
Rồi Ông Trump lên thì nói Chính sách của ông Obama làm nước Mỹ suy yếu, để lại một mớ hỗn độn.
=> Thì giờ nước Anh cũng vậy, chính phủ mới lên nhìn chính phủ cũ làm cái gì cũng ngứa mắt. Nhưng nó cũng có cái lợi là Nếu làm tốt hơn thì mang vinh dự là Cải cách nước Anh và đương nhiên là sẽ được ủng hộ cho nhiệm kỳ tới nữa.
Nhưng nếu không làm gì tốt hơn thì có thể đổ cho chính phủ cũ để lại toàn cái bết bát họ cố mà không cứu được.
=> Thế nên theo tờ báo của Anh mới nói rằng chính phủ mới đã dành hẳn 3 tuần để nói về sự tồi tệ của chính phủ cũ trong lĩnh vực chính sách công.
Còn việc nói chính phủ Anh đã phá sản thì cuộc đánh giá tài chính chưa được thực hiện nghĩa là Chính phủ mới chưa xem xét lại toàn bộ các công tác quản lý tài chính tiền bạc của đất nước của chính phủ cũ và việc sử dụng tiền của chính phủ mới sẽ ra sao trong nhiệm kỳ tới cũng chưa công bố nên đây chủ yếu là hành vi đổ lỗi

Ngoài ra việc nhìn vào sổ sách thì có thông tin rằng chính quyền cũ đã để lại khoản chi thâm hụt ngân sách 20 tỷ bản anh khoảng 25 tỷ đô la.
=> Vậy thâm hụt ngân sách là gì? Thâm hụt ngân sách là trong 1 nhiệm kỳ nhà nước mà chi ngân sách nhiều hơn so với thu vào thì sẽ tạo nên thâm hụt
ví dụ: thua thuế của dân 100 tỷ mà chi ra 120 tỷ thì thâm hụt 20 tỷ.

Mà nhìn theo góc nhìn khác thì: Thâm hụt 25 tỷ đô của nước Anh so với tổng GDP 3100 tỷ thì nó cũng không nhiều chưa đến 1%. Các quốc gia trên thế giới đều nợ Công ngày càng cao so với GDP.
Ví dụ: 2020 Việt Nam thâm hụt 9 tỷ đô trong khi GDP 400 tỷ. Mỹ thậm chí còn kinh khủng hơn. Họ đang được dự đoán là năm tới Mỹ sẽ thâm hụt ~7% GDP là khoảng 1400 tỷ đô. gấp 56 lần nước Anh

Thế nên việc Tuyên bố nước Anh đã phá sản chỉ là cách chê bay sự quản lý mà họ cho là yếu kém của đối thủ. Lưu ý rằng phá sản và vỡ nợ khác nhau. Người ta chỉ quan tâm một quốc gia có vỡ nợ không mà vỡ nợ thì không phải vấn đề của nước Anh vì nước Anh không dễ dàng vỡ nợ được.
Đất nước khác với công ty hay gia đình nhưng bản chất là giống nhau vì nếu tuyên bố vỡ nợ thì không ai dám làm ăn hay ký kết bất kỳ gì và gây nguy hiểm cho con nợ vì làm gì cũng bị để ý nên nước Anh đủ thông minh để biết mình đang nói gì và làm gì. Nhìn kỹ vào tình hình tài chính cũng cho thấy nước Anh chưa có gì khó khăn đến mức vỡ nợ
Chốt lại vấn đề là Tuyên bố như vậy chỉ để chê chính phủ cũ yếu kém như đã phân tích bên trên

2. Chi nhiều tiền cho việc bầu cử

Nếu đang nắm quyền nhưng bạn rất yêu quý người dân muốn lấy lòng họ cho nhiệm kỳ tiếp theo thì bạn sẽ chi nhiều tiền cho các mục đích an sinh xã hội để lấy lòng dân như miễn tiền khám bệnh, học phí,.. thì người dân sẽ tung hô và yêu quý để lấy phiếu bầu.

Nhưng đối thủ sẽ lên án vì chi quá nhiều cho người dân thì tiền phát triển đất nước sẽ không có. Chi cho người dân quá nhiều thì phải cắt tiền làm dự án, tiền đường cao tốc, tiền xây dựng, tiền ngành điện, tiền giáo dục,…. chứ không phải muốn chi vô tội vạ.
=> Nên chính phủ mới của Anh mới đổ lỗi cho chính phủ cũ


Nhưng nhiều nhà kinh tế và chính phủ cũ thì cho rằng thâm hụt kinh tế là do kinh tế khó khăn, thu ít hơn chi chứ không dùng tiền đó để bầu cử. Bên cạnh đó chính phủ cũ cho rằng Chính phủ mới dùng đó làm lý do để thất hứa việc sẽ không tăng thuế khi bầu cử thắng lợi.
=> Bên trên là câu chuyện về chính phủ Anh

Kết luận:
Nhìn về thế giới thì ta thấy thời gian qua cũng nhiều quốc gia thâm hụt do kinh tế, covid, chiến tranh, giá nguyên liệu tăng cao, giá năng lượng tăng khủng khiếp, nhiều nước còn bạo loạn như là Bangladesh thì chi nhiều hơn 1 chút như Anh quốc cũng chẳng đáng gì. Nước Mỹ còn được dự báo thâm hụt hàng nghìn tỷ đô la.

Nên việc Anh quốc tuyên bố phá sản chúng ta phải nhìn nhiều khía cạnh như bên trên và đừng quan ngại việc đó quá nhiều.

Previous
Previous

FED mạnh tay hạ 50 điểm cơ bản. Thị trường tài sản phản ứng ra sao?