Thị trường chuyển phát Việt Nam - tiềm năng đi cùng cạnh tranh cao

Điểm nhấn

  • Theo thống kê của Bộ Thông tin và Truyền thông, doanh thu toàn ngành chuyển phát CEP đạt 71,140 tỷ đồng vào năm 2024 ⇒ hằng năm đạt 19,7%

  • Các động lực tăng trưởng gồm:

    • Tốc độ đô thị hóa nhanh

    • sự gia tăng thu nhập

    • mức sống của người dân

    • thay đổi hành vi mua sắm hậu covid

    • Sự phát triển nhanh chóng của TMDT

    • Tiến độ hoàn thành các dự án giao thông trọng điểm

  • Các thách thức:

    • Hạ tầng logistics còn han chế

    • mức độ cạnh tranh cao

    • hình thức COD chiếm tỷ lệ cao (hơn 89%0 gây khó khăn cho việc tiết giảm chi phí

  • Các yếu tố thành công và chỉ số đo lường hiệu quả hoạt động của 1 doanh nghiệp chuyển phát là

    • Quy mô hàng hóa được vận chuyển: được đo bằng chỉ tiêu sản lượng đơn hàng đươccj giao và chỉ tiêu bán kính phục vụ bình quân

    • Khả năng tối ưu hóa về mặt logistics (cụ thể là tối ưu hóa tuyến đường vận chuyển sao cho với cùng tuến đường khối lượng hàng được giáo là nhiều nhất ⇒ được đo bằng tỷ lệ chi phí trên mỗi lô hàng

    • Chất lượng dịch vụ và mức độ hài lòng của khác hàng ⇒ tỷ lệ giao hàng đúng hẹn, tỷ lệ giao hàng thành công, chỉ số CSAT, net promoter score, churn rate

  • Top 6 doanh nghiệp bưu chính:

    • SPX Express

    • GHTK

    • VNPost

    • VTP

    • J&T Express

    • GHN

    ⇒ chiếm hơn 70% thị phần năm 2023

  • VTP và các doanh nghiệp có vốn nước ngoái sẽ có lợi thế

Chuyển phát là gì?

Chuyển phát (Courier express parcel delivery – CEP) là một phân ngành trong ngành vận tải (Transport) thuộc ngành Hậu cần (Logistics), trong đó:

  • Hậu cần (logistics): bao gồm nhiều hoạt động liên quan đến việc lập kế hoạch, thực hiện và kiểm soát luồng di chuyển và lưu trữ hàng hóa, dịch vụ và thông tin liên quan từ điểm xuất phát đến điểm tiêu dùng

  • Vận tải (Transport): Phần cốt lõi, tập trung vào việc di chuyển hàng hóa từ địa điểm này sang địa điểm khác bằng nhiều phương thức khác nhau

  • Chuyển phát (CEP): là 1 dịch vụ chuyên biệt trong vận tải, nhấn mạnh vào tốc độ, tính bảo mật và giao hàng tận nơi, trong đó gồm

    • Chuyển phát nhanh (Express delivery): giao hàng tốc độ nhanh, thường được ưu tiên về thời gian giao hàng, bù lại chi phí sẽ cao hơn các loại hình khác. Kết hợp nhiều phương tiện để đảm bảo thời gian giao hàng nhanh nất

    • Vận chuyển bưu chính (postal service): dịch vụ truyền thống do các cơ quan bưu chính quốc gia hoặc các công ty được cấp phép cung cấp. Dịch vụ này thường tập trung vào vân chuyển thư tín, bưu thiếp, bưu phẩm,.. với chi phí thấp

    • Vận chuyển bưu kiện (parcel delivery): Vận chuyển hàng hóa có kích thước và trọng lượng lớn hơn so với thư tín và bưu phâm thông thường ⇒ thường làm cho các sàn TMDT

Vai trò và tiềm năng của ngành

Ngành chuyển phát đóng vai trò là một mắt xích quan trọng ở khâu cuối của chuỗi cung ứng hàng hóa giúp đưa hàng hóa từ nhà bán lẻ tới tay người tiêu dùng cuối.

Quy mô và tiềm năng tăng trưởng của thị trường chuyển phát

Trong năm 2020 và 2023, tốc độ tăng trưởng so với cùng kỳ có phần chậm hơn so với tốc độ tăng trưởng trung bình, chỉ đạt mức tăng trưởng một chỉ số, do ảnh hưởng của dịch Covid-19 (2020) và tăng trưởng chậm của nền kinh tế ảnh hưởng đến thu nhập và chi tiêu của người tiêu dùng (2023)

Các động lực tăng trưởng gồm:

  • Tốc độ đô thị hóa nhanh: Tới năm 2030, tỷ lệ dân thành thị được dự báo sẽ chiếm 44,5% tổng dân số từ mức 40,2% ⇒ tập trung dân thành phố lớn, có mức sống cao ⇒ giúp TMDT phát triển. Đồng thời đô thị bận rộn làm tăng nhu cầu cho các dịch vụ tiện lợi

  • sự gia tăng thu nhập: GDP tăng trung bình 7%, khá cao so với khu vực

  • mức sống của người dân:

  • thay đổi hành vi mua sắm hậu covid: TMĐT được dự báo tiếp tục tốc độ gia tăng doanh thu (tính theo GMV) ở mức khá cao trung bình 18,7%/năm cho tới 2030

  • Sự phát triển nhanh chóng của TMDT

  • Tiến độ hoàn thành các dự án giao thông trọng điểm

Chúng tôi cũng áp dụng mô hình 5 lợi thế cạnh tranh của Micheal Porter để phân tích sâu hơn về thị trường chuyển phát Việt Nam, được trình bày dưới đây:

1. Cạnh tranh trong ngành - Cao

Nhiều doanh nghiệp, nhiều cách dành thị phần nhau, ví như:

  • SPX Express tung mã giảm giá 3.000 đồng cho đơn từ 18.000 đồng và mã giảm giá 5.000 đồng cho đơn từ 22.000 đồng cho các đơn hàng tiêu chuẩn từ ngày 1/2/2025 đến ngày 28/2/2025.

  • J&T Express chạy chương trình đổi điểm lấy voucher freeship mệnh giá: 5.000 đồng, 10.000 đồng, 15.000 đồng và 20.000 đồng trong tháng 12/2024…

Liên tục đổi mới để cạnh tranh

  • J&T Express cho ra mắt trung tâm trung chuyển tại Hà Nội vào ngày 9/1/2025 với diện tích 38.000 m2 và khả năng tự động hóa phân loại xử lý 2,4 triệu bưu kiện/ngày phục vụ cho chiến lược mở rộng hệ thống nhằm gia tăng thị phần tại Việt Nam.

  • Viettel Post đưa vào sử dụng tổ hợp công nghệ chia chọn thông minh tại Quang Minh (Hà Nội). Theo VTP, điều này giúp rút ngắn thời gian toàn trình xuống 8-10 giờ, hiệu suất tăng lên 3,5 lần.

2. Nguy cơ từ đối thủ mới gia nhập - trung bình

Các đặc điểm cơ bản

  • GHN chọn cách tiếp cận giá rẻ, thời gian lâu hơn để gom đơn hàng, cắt giảm chi phí trên mỗi đơn

  • GHTK chọn cách tiếp cận giao hàng nhanh, bù lại cước phí cao

  • SPX Express phát huy triệt để lợi thế phục vụ cho sàn TMDT, mở rộng với ngoài sàn

  • VPT và VNPost phục vụ thị trường phổ thông dựa trên nền tảng hệ thống có sẵn được xây dựng và mở rộng

  • J&T khai thác lợi thế về kinh nghiệm tổ chức vận hành ở TQ và Indo

3. Sức mạnh của nhà cung cấp (bargaining power of suppliers) – Thấp

Số lượng nhà cung cấp khá lớn và không có nhà cung cấp nào có sức mạnh chi phối thị trường

4. Sức mạnh của khách hàng (bargaining power of customers) – Cao

Họ ngày càng yêu cầu cao hơn về thời gian giao hàng, giá cước và chất lượng dịch vụ.

5. Nguy cơ từ sản phẩm thay thế (threat of substitutes) – Thấp

Các sản phẩm/dịch vụ thay thế cho dịch vụ chuyển phát bao gồm: gửi thư qua đường bưu điện truyền thống; sử dụng các dịch vụ vận tải khác như xe tải, đường sắt; hay tự vận chuyển. Tuy nhiên, các sản phẩm này có nhược điểm hơn dịch vụ chuyển phát về tốc độ và tính tiện lợi.

Những yếu tố thành công cốt lõi của một doanh nghiệp hoạt động trong ngành chuyển phát

1. Khả năng gia tăng đơn hàng, thu hút khách hàng mới

Có 3 hướng để phát triển như:

  • Chiến lược cạnh tranh giá rẻ

  • Phát triển chiều sâu bằng cách củng cố lợi thế cạnh tranh, cùng kết hợp với chiến lược thị trường

  • Phát triển chiều rộng nhưu mở rộng hệ thống bưu cục với các tỉnh khác hoặc mở rộng liên kết với sàn

2. Khả năng tối ưu hóa về mặt logistics

Ví dụ như với ứng dụng giao hàng dựa trên công nghệ 100% được tự xây dựng và phát triển bởi GHTK, thời gian giao nhận đã giảm 70%. Năng suất trung bình đạt mức triệu đơn hàng/ngày.

3. Chất lượng dịch vụ

  • Thời gian giao hàng và độ chính xác (giao đúng hẹn, đúng địa điểm) với giá dịch vụ cạnh tranh.

  • Chất lượng gói hàng không bị suy giảm trong quá trình chuyển phát (rơi, vỡ, móp, méo, hoặc biến chất với đồ tươi sống, thực phẩm)

  • Theo dõi đơn hàng: công cụ theo dõi đơn hàng (ví dụ như ứng dụng theo dõi đơn hàng trực tuyến…) cần dễ sử dụng với dữ liệu thời gian thực (real-time data) giúp khách hàng nắm bắt thông tin về quá trình vận chuyển, tăng tính minh bạch và sự an tâm. ⇒ Hiện tại, hầu như toàn bộ những đơn vị chuyển phát phổ biến top đầu đều cung cấp ứng dụng theo dõi đơn hàng theo thời gian thực ngay khi shipper giao hàng và thu hộ tiền thành công, giúp nhà bán lẻ kiểm soát dòng tiền và đơn hàng ngay lập tức, đồng thời người mua thuận tiện sắp xếp thời gian nhận hàng, thanh toán.

  • Bảo mật thông tin khách hàng, chống lừa đảo: chúng tôi nhận thấy một số doanh nghiệp như VTP, VNPost có biện pháp khắc phục như gửi tin nhắn cho khách hàng kèm thông tin của nhân viên giao hàng (shipper) nhằm đảm bảo hàng hóa được giao và nhận đúng người.

  • Các dịch vụ khác như đổi trả hàng, hoàn tiền, kiểm tra, tiếp nhận xử lý khiếu nại, đền bù hàng bị mất mát, hư hỏng

  • Khả năng hợp tác với các đối tác vận chuyển khác (ví dụ: hãng hàng không, tàu biển, đường sắt) giúp mở rộng phạm vi hoạt động và tăng cường khả năng đáp ứng nhu cầu vận chuyển đa dạng.⇒ Chẳng hạn như vào tháng 10/2024, Viettel Post và Vietnam Airlines đã ký kết hợp tác chiến lược để triển khai dịch vụ vận tải hàng không chuyên tuyến giữa Việt Nam và châu Âu: cung cấp dịch vụ toàn trình giao nhận hàng hóa từ Việt Nam đi châu Âu và ngược lại – từ gom hàng, thông quan xuất khẩu, đặt tải bay, thông quan nhập khẩu, và giao hàng tận nơi tại điểm đích. Theo đó, nhờ tận dụng thế mạnh hai bên, giá cước sẽ ở mức cạnh tranh kỳ vọng thấp hơn 10%-15% so với mặt bằng chung của thị trường.

  • Khả năng quản lý rủi ro, trong đó đặc thù là rủi ro vận chuyển (mất mát, hư hỏng, tai nạn…).

  • Mối quan tâm với phát triển bền vững, bao gồm bảo vệ môi trường và trách nhiệm xã hội nhằm giảm chi phí và phù hợp với quy định pháp lý tại các thị trường. Tuy ở Việt Nam, sự thay đổi chưa phổ biến. Trên thế giới, một số doanh nghiệp chuyển phát đã tăng thêm đội xe điện, hybrid hoặc các loại phương tiện vận chuyển sử dụng nhiên liệu thay thế. Ví dụ như DHL hiện có một đội xe điện khoảng 30.000 chiếc trên toàn cầu và đặt mục tiêu 60% hoạt động giao nhận sẽ được thực hiện bằng xe điện cho tới 2030.

Thách thức đối với tăng trưởng của thị trường chuyển phát Việt Nam

Hình thức COD chiếm tỷ lệ cao ở mức hơn 80% gây khó khăn cho việc tiết giảm chi phí của các công ty chuyển phát. Hình thức COD khiến quá trình giao hàng tiêu tốn nhiều công sức, nhân lực, manh mún và khó quản lý (do gia tăng tỷ lệ “bom hàng”, khó kiểm soát và quá trình đối soát phức tạp).

Vài nét về những doanh nghiệp tiêu biểu tham gia thị trường

Trong trung và dài hạn, chúng tôi cho rằng doanh nghiệp có vốn Nhà nước hoạt động hiệu quả (VTP) và các doanh nghiệp nước ngoài vốn có lợi thế về hệ thống cơ sở vật chất và tiềm lực tài chính sẽ gia tăng thị phần do có khả năng đáp ứng được yếu tố cốt lõi thành công quan trọng nhất là mở rộng đơn hàng

1. SPX Express (trước đây là Shopee Express) - ưu thế đơn hàng có được từ công ty chủ quản là sàn TMĐT Shopee, đã mở rộng tệp khách hàng ngoài hệ sinh thái Shopee

  • có nguồn hàng hỗ trợ từ công ty mẹ là sàn TMĐT Shopee (sàn TMĐT với thị phần số 1 tại Việt Nam); và

  • chỉ tập trung ở các tỉnh, thành phố lớn và các huyện đông dân cư với số lượng đơn hàng bùng nổ do sự phát triển của TMĐT và lưu lượng hàng hóa lớn tại Hà Nội và TP.HCM.

2. Giaohangtietkiem (GHTK) - giao nhanh, giá cước cao, tập trung vào khách hàng kinh doanh nhỏ lẻ

Thành công của GHTK phải kể đến chiến lược đánh vào phân khúc khách hàng sẵn sàng trả giá cước cao để hàng hóa được giao nhanh và tập trung vào các khách hàng cá nhân vừa và nhỏ, những người hầu hết không áp dụng chính sách vận chuyển miễn phí và có thể chuyển phí giao hàng sang người mua cá nhân. Ngoài ra, GHTK còn là đơn vị tiên phong trong việc nâng cấp dịch vụ chuyển phát, như là đơn vị đầu tiên nhận bưu kiện từ người gửi tại nhà, thu phí hộ nhà bán hàng (COD), giao lại nhiều lần miễn phí, giao hàng sáu tiếng trong nội thành).

3. VNPost (VietnamPost) - mô hình truyền thống, hệ thống sẵn có đã được xây dựng nhiều năm, nhưng vận hành hiệu quả kém

“Sự chậm trễ nắm bắt xu hướng chuyển dịch của thị trường, chậm trễ trong việc triển khai ứng dụng công nghệ, và thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao trong khâu logistics, kinh doanh dịch vụ, sản phẩm số...” là những yếu tố được chính VNPost chỉ ra trong báo cáo đánh giá kết quả sản xuất kinh doanh của mình.

4. Viettel Post (HSX:VTP) - tệp khách hàng rộng, không chuyên biệt một nhóm khách hàng cụ thể nào, nhanh nhạy và linh hoạt với nhu cầu thị trường

Mức tăng trưởng trung bình doanh số hàng năm CAGR giai đoạn 2019-2023 đạt 18,5%, có được nhờ nắm bắt tốt xu hướng thị trường (ví dụ: cung cấp thông tin nhân viên giao hàng trước khi hàng được giao nhằm đảm bảo hàng được giao đúng như đã đề cập ở trên), mở rộng chuỗi cung ứng, hợp tác mạnh mẽ và mở rộng tỷ trọng doanh thu nhóm khách hàng B2B (hiện tỷ trọng doanh thu nhóm B2C và B2B là 50:50).

Ngoài ra, VTP còn có các dự án:

  • Công viên Logistics kết hợp với cửa khẩu thông minh (khai trương ngày 11/12/2024) tại Lạng Sơn nhằm khai thác thị trường logistics xuyên biên giới tiềm năng giữa Việt Nam – Trung Quốc. Đây là chuỗi cung ứng logistics khép kín, cung cấp các dịch vụ: vận tải, kho bãi, thông quan, kiểm dịch, và xuất nhập khẩu. Giai đoạn 1 của dự án rộng 58ha với công suất đạt 336.000 xe tải/năm, và sẽ tăng lên 561.000 xe tải/năm vào năm 2030.

  • Sàn TMĐT VIPO Mall (ra mắt ngày 3/12/2024): là nền tảng mua bán sỉ trực tuyến xuyên biên giới hai chiều đầu tiên tại Việt Nam. VIPO Mall kết nối khách hàng Việt Nam với các nhà cung cấp quốc tế và đưa các sản phẩm Việt Nam tới khách hàng quốc tế, bỏ qua các bước trung gian. VIPO Mall được thiết kế với giao diện tiếng Việt và cho phép thanh toán bằng đồng Việt Nam.

5. J&T Express - hệ thống bưu cục lớn, kinh nghiệm và mối quan hệ có được từ thị trường Indonesia và Trung Quốc, sẵn sàng bỏ lượng vốn đầu tư ban đầu lớn cho cuộc chơi dài hạn

J&T Express là thương hiệu chuyển phát nhanh có nguồn gốc từ Indonesia, được thành lập bởi hai nhà sáng lập là Jet Lee – GĐ điều hành của OPPO Indonesia và Tony Chen – nhà sáng lập và GĐ điều hành của OPPO.

J&T Express có lợi thế về vốn đầu tư và kinh nghiệm có được từ nước ngoài (đặc biệt là tại thị trường Indonesia với văn hóa xe máy và Trung Quốc – chiếm tới 60%-70% lượng hàng hóa trên các sàn TMĐT ở một số ngành hàng nhất định, theo một số nghiên cứu thị trường không chính thức).

6. Giaohangnhanh (GHN) - tập trung phân khúc giá rẻ, giao hàng chậm để tối ưu chi phí

GHN thành lập thêm một công ty con đảm nhận nhiệm vụ vận chuyển tức thời mang tên Ahamove

Tuy nhiên, khác với GHTK, GHN có lợi thế về giá cước với giá cước cạnh tranh hơn nhiều hãng chuyển phát khác. GHN cũng nhắm đến việc mở rộng hệ thống bưu cục để gia tăng tăng trưởng.

Previous
Previous

NGÀNH DU LỊCH - TĂNG TRƯỞNG LỚN CÙNG VỚI MỤC TIÊU CAO

Next
Next

Lĩnh vực nhà ga hàng hóa là sân chơi hấp dẫn với các doanh nghiệp logistics