CÂU CHUYỆN HÔM NAY: VPB - LỢI NHUẬN TĂNG TRƯỞNG TÍCH CỰC, FE CREDIT CÓ LÃI TRỞ LẠI SAU QUÁ TRÌNH TÁI CƠ CẤU

VPB – Q2-2024 AM: Lợi nhuận tăng trưởng tích cực và phù hợp với kỳ vọng khi FE Credit có lãi trở lại sau quá trình tái cơ cấu

LNTT hợp nhất tăng trưởng 72% YoY lên 4,5 nghìn tỷ, thấp hơn không đáng kể so với kỳ vọng 4,6 nghìn tỷ (+80% YoY), nhờ diễn biến lợi nhuận tích cực từ FE Credit (lợi nhuận trước loại trừ nội bộ gần 150 tỷ đồng trong khi cùng kỳ năm ngoái lỗ 2 nghìn tỷ). LNTT Ngân hàng mẹ giảm 6% YoY, thấp hơn dự phóng +16%, do VPB tăng cường trích lập dự phòng sau khi mua lại 4,4 nghìn tỷ trái phiếu VAMC trong Q2. Do đó, tỷ lệ chi phí tín dụng tại NH mẹ trong Q2 là 1,1% (dự phóng 0,6%).

Tín dụng: Tập trung hơn trong cho vay doanh nghiệp, tín dụng khách hàng cá nhân cải thiện nhưng chưa đạt kỳ vọng

  • Tăng trưởng tín dụng (TTTD) phục hồi lên 8,2% từ 2,2% tại Q1 nhờ hoạt động cấp tín dụng tích cực ở nhóm KH doanh nghiệp (Q2: 13,5% YTD so với Q1: 5,7% YTD) dù danh mục TP doanh nghiệp đã giảm mạnh 50% so với đầu năm.

  • Cho vay KH cá nhân cải thiện nhẹ lên 2,8% (so với -1,6% cuối Q1) khi tăng trưởng cho vay mua ô tô và thẻ tín dụng tăng tốc lên 2,6% và 5,6%. Ngược lại, các sản phẩm chính lại chậm lại như: cho vay mua BĐS (hiện chiếm 15% danh mục) giảm 1,7% YTD (Q1: tăng 0,5%) chủ yếu do giảm dư nợ đối với nhà dự án, cho vay hộ kinh doanh giảm tốc xuống 2,2% (Q1: tăng 3,4%).

  • Đối với hoạt động cho vay BĐS, VPB giới hạn ở tỷ lệ 25% (Q2: 22%) và sẽ tiếp tục hỗ trợ các chủ đầu tư có sản phẩm có pháp lý rõ ràng đang ở giai đoạn bán hàng khi kỳ vọng triển vọng của ngành bất động sản dần cải thiện khi vướng mắc pháp lý ở nhiều dự án đang được tháo gỡ bên cạnh hiệu lực của luật đất đai mới. Theo VPB, có khoảng 120 dự án BĐS ở Hà Nội, và 60 dự án ở HCM sẽ được hưởng lợi từ các quy định mới.

Chất lượng tài sản: Tăng cường trích lập trong Q2 cùng triển vọng cải thiện giúp giảm áp lực chi phí tín dụng trong nửa cuối năm

  • Tại Ngân hàng mẹ, nợ nhóm 2 vẫn còn tăng 11% QoQ và nợ xấu (tính riêng cho vay khách hàng) tăng 8% QoQ, nhưng tỷ lệ NPL đi ngang so với mức 3,3% cuối Q1. Chúng tôi lưu ý rằng trong Q2 VPB đã mua lại 4,4 nghìn tỷ VAMC và ảnh hưởng của CIC lên NPL và nợ nhóm 2 lần lượt là 28% (Q1: 35%) và 4%. Ngoài ra, tỷ lệ nhảy nhóm nợ (RFR) tăng nhẹ so với quý trước: tỷ lệ RFR đối với KH cá nhân và Micro SME lần lượt là 0,29% và 0,36%, so với quý trước là 0,2% và 0,24%. Về phân khúc, sản phẩm thế chấp BĐS (vay mua nhà dự án) của khách cá nhân đóng góp chính vào nợ nhóm 2 và nợ xấu tiếp tục (60-65%) và dự kiến vẫn còn khó khăn trong nửa cuối năm. Điểm tích cực là dư nợ nhóm 2 của các khách hàng doanh nghiệp đã giảm đáng kể trong tháng 7.

  • Thu hồi nợ xấu tích cực trong quý 2, đạt 1,3 nghìn tỷ tăng hơn gấp đôi cùng kỳ và cao hơn 3,5 lần so với quý trước. Lũy kế nửa đầu năm, thu hồi từ nợ xấu đạt 1,7 nghìn tỷ, tăng 41% YoY. Điều này là nhờ VPB đã thành lập phòng thu hồi nợ xấu với 2.500 nhân viên, thực hiện 10 triệu cuộc gọi và 200 nghìn lần đi thực địa mỗi tháng. 20% số cuộc gọi được thực hiện bởi trợ lý ảo. VPB có chiến lược cụ thể để thu hồi nợ xấu đối với từng nhóm nợ, từng phân khúc khách hàng và từng sản phẩm kết hợp với các giải pháp tái cấu trúc, giảm lãi, miễn phí phạt cùng hỗ trợ bán TSBĐ. Tỷ lệ thu hồi nợ xấu dự kiến sẽ tốt hơn trong nửa cuối năm.

  • VPB kỳ vọng NPL sẽ cải thiện trong nửa cuối năm dựa trên triển vọng kinh tế vĩ mô lạc quan và thực tế rằng tổn thất tín dụng tiềm năng đã được kiểm soát. Tính riêng Q2, tỷ lệ chi phí tín dụng riêng Ngân hàng mẹ là 1,1%, mức cao nhất kể từ 2015, khi trích lập cho phần trái phiếu VAMC đã mua lại trong quý này

Khuyến nghị Mua VPB với giá mục tiêu 23.100 đồng/cổ



Previous
Previous

ACV – KQKD Q2-FY24 tích cực nhờ tăng trưởng sản lượng khách quốc tế, tỷ giá và kiểm soát nợ xấu

Next
Next

DGW - CỔ PHIẾU ĐẮT HAY RẺ?