TÓM TẮT BÁO CÁO VĨ MÔ THÁNG 11/2024 VÀ TRIỂN VỌNG 2025
Lạm phát sớm đạt mục tiêu của Chính phủ
CPI tháng 11 tăng nhẹ 0.13% so với tháng 10, chủ yếu do sự tăng giá ở một số nhóm hàng như điện sinh hoạt, giá nhà cho thuê & một số vật liệu bảo dưỡng nhà cửa khi vào cuối năm nhu cầu xây sửa gia tăng
Giá thuê nhà tiếp tục tăng trong nhiều tháng, phản ánh tín hiệu hồi phục của thị trường bất động sản.
Ngược lại, nhóm giao thông tiếp tục ghi nhận mức giảm nhờ giá xăng hạ nhiệt.
2. Du lịch thúc đẩy bán lẻ hồi phục
Hoạt động du lịch tăng trưởng tốt hơn nhờ lượng khách du lịch tăng mạnh trong tháng 11 và hoạt động kích cầu tiêu dùng nội địa trong nước trong những tháng cuối năm là yếu tố chính giúp cho tăng trưởng.
Tính chung mười một tháng năm 2024, khách quốc tế đến Việt Nam đạt hơn 15.8 triệu lượt người, tăng 41.0% svck năm trước.
Các thị trường Khách du lịch chính là Hàn Quốc (26%YoY), Trung Quốc (68%), Đài Loan (25.5%), Nhật (21.4%), Mỹ (16.5%).
3. Hoạt động sản xuất đang chậm lại
Chỉ số PMI tháng 11 đã cho thấy sự yếu đi so với tháng trước, đạt 50.8 điểm (tháng 10: 51.2 điểm).
Nhu cầu nội địa đang là một điểm sáng ở thời điểm hiện đại, nhưng nó khó có thể nào bù đắp cho xuất khẩu khiến tăng trưởng sản xuất bị chững lại.
Dự kiến, hoạt động sản xuất sẽ chậm lại trong một vài tháng tới khi các thị trường xuất khẩu đã nhập đủ hàng và nghỉ lễ Giáng sinh, Tết dương lịch.
4. XNK chậm lại
Tăng trưởng xuất khẩu có xu hướng suy yếu, do
Mức nền cao năm ngoái
Nhu cầu quốc tế chậm lại khi họ đã nhập đủ lượng hàng cho mùa lễ hội trước đó.
Hoạt động xuất nhập khẩu dự kiến sẽ chậm lại trong 2 tháng tới
5. ĐTC chạy nước rút cuối năm
Chi đầu tư công trong tháng 11 ước tính đạt 55.4 nghìn tỷ đồng – mức giải ngân hàng tháng cao nhất kể từ đầu năm đến nay.
Tuy nhiên, lũy kế 11 tháng chỉ mới đạt 60.7% kế hoạch, thấp hơn svck 2023.
6. Triển vọng 2025
Chúng tôi cho rằng sẽ có 6 chủ đề chính định hình triển vọng kinh tế Việt Nam 2025:
Sản xuất
Thương mại toàn cầu sôi động sẽ hỗ trợ cho xuất khẩu
Việt Nam có vị thế thuận lợi để vươn lên trong chuỗi cung ứng, chuyển hướng sang các ngành sản xuất và dịch vụ có giá trị cao hơn.
Đầu tư nội địa phục hồi
Đầu tư công
Chúng tôi kỳ vọng giải ngân vốn đầu tư công năm 2025 dự kiến sẽ đạt khoảng 85% - 90% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ.
Mức dự kiến chi đầu tư phát triển năm 2025 là 790.7 nghìn tỷ đồng (~30.8 tỷ USD), tăng đáng kể so với phân bổ của năm trước
Kiểm soát lạm phát
Giá dầu toàn cầu được dự báo ở mức thấp do cung-cầu yếu trong năm 2025.
Bên cạnh đó, giá gạo cũng đã giảm mạnh trong tháng 10, sau khi Ấn Độ dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu gạo trắng phi basmati. Do đó, giá gạo xuất khẩu từ Thái Lan, Việt Nam và Pakistan đã giảm đáng kể nhằm tăng tính cạnh tranh.
Lạm phát trong năm 2025 được kỳ vọng vẫn được kiểm soát tốt dưới mức mục tiêu của Chính phủ là 4.5%
Trump 2.0
Việt Nam có khả năng rơi vào nhóm các quốc gia chịu mức thuế 10-20% của Trump 2.0, khi đứng thứ ba trong số các quốc gia có thâm hụt thương mại lớn nhất với Mỹ.
Việc tăng thuế có thể sẽ được áp dụng cho 6 sản phẩm xuất khẩu chính, gồm:
Sản phẩm điện tử
Dệt may
Sản phẩm nhựa
Gỗ
Thủy sản
Máy móc
Ngoài ra, những chính sách được Trump đề xuất có thể khiến giá trị của đồng USD gia tăng và gây áp lực lên tỷ giá USD/VND
Phục hồi từ Trung Quốc
Nhu cầu tiêu dùng nội địa vẫn còn yếu và thị trường bất động sản đóng băng đã kìm hãm tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế nước này.
Thêm vào đó, căng thẳng thương mại, đặc biệt là với Mỹ cũng là một rủi ro lớn đối với tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc.
Chính sách tiền tệ của Việt Nam
Chúng tôi nhận thấy rủi ro tỷ giá trong trung hạn.
Áp lực tỷ giá có lúc chạm đến đỉnh điểm vào tháng 5 khi chạm mức 25,470 VND/USD, đánh dấu mức mất giá khoảng 4.6% so với đầu năm, nguyên nhân:
Hoạt động sản xuất tăng cao đã thúc đẩy nhu cầu tăng vọt về USD để thuận tiện cho nhập khẩu nguyên liệu.
Khoảng cách lãi suất khuyến khích các hoạt động đầu cơ như tích trữ ngoại tệ để tận dụng khoảng cách này.
Về mặt tích cực, thặng dư thương mại mạnh mẽ của Việt Nam và lượng vốn FDI thực hiện tăng 7.1% svck sẽ là những yếu tố hỗ trợ khống chế tỷ giá.
Theo số liệu từ NHNN, tăng trưởng tín dụng tính đến cuối tháng 11 đã tăng 11.9% so với cuối năm 2023 và tiếp tục tăng lên 12.5% vào ngày 7/12. Do đó, mục tiêu tăng trưởng tín dụng 15% trong năm nay là khả quan.