CÁC MÔ HÌNH GIÁ PHỔ BIẾN TRONG PHÂN TÍCH KỸ THUẬT: MÔ HÌNH GIÁ TIẾP DIỄN
Mô hình giá tiếp diễn là các mẫu biểu đồ mà nhà đầu tư có thể nhận biết khi thị trường dao động trong một khoản thời gian ngắn, ngay trước thời trước khi bứt phá và diễn biến theo xu hướng ban đầu. Mô hình giá tiếp diễn có các mẫu hình trong chứng khoán đáng chú ý như:
1. Mô hình cái nêm (Wedge Pattern)
Mô hình cái nêm (Wedge Pattern) thường xuất hiện sau khi xu hướng tăng hoặc giảm. Mô hình này sẽ đưa ra dự báo khả năng đảo chiều hay tiếp diễn của xu hướng trước đó. Mô hình nêm xuất hiện phổ biến mọi tài sản giao dịch từ cổ phiếu, trái phiếu, hợp đồng tương lai, tiền điện tử,…
Đặc điểm của mô hình cái nêm:
- Mẫu hình cái nêm có hai dạng chính: Nêm tăng (rising wedge) và Nêm giảm (falling wedge).
- Mẫu hình nêm thường được xem như một mô hình đảo chiều và nhà giao dịch sử dụng nó để đưa ra quyết định giao dịch. Một tín hiệu xác nhận xảy ra khi giá phá vỡ ra khỏi đường nêm, theo hướng ngược lại so với xu hướng trước đó.
- Tuy nhiên, như với bất kỳ công cụ phân tích kỹ thuật nào, không có gì đảm bảo rằng mô hình nêm sẽ xảy ra và đảo chiều thị trường. Do đó, nó nên được sử dụng cùng với các công cụ và chỉ báo khác để đưa ra quyết định đầu tư.
2. Mô hình giá tam giác (Triangle)
Mô hình tam giác là mô hình thể hiện sự tạm dừng của một xu hướng đang diễn ra và cả 2 bên giao dịch đều không tỏ ra quyết liệt.
Đặc điểm của mô tam giác:
- Mô hình Triangle bao gồm 3 loại đó là Mô hình tam giác tăng, Mô hình tam giác cân và Mô hình tam giác giảm.
- Mẫu hình tam giác thường được xem như một mô hình tiếp tục hoặc đảo chiều và nhà giao dịch sử dụng nó để đưa ra quyết định giao dịch. Tuy nhiên, mô hình tam giác cần được xác nhận bằng sự phá vỡ của giá qua một trong hai đường (kháng cự hoặc hỗ trợ) để có tính xác thực.
3. Mô hình chữ nhật (Rectangle)
Đây là mô hình chỉ xuất hiện khi mức giá bị kìm hãm giữa 2 đường hỗ trợ và kháng cự đang song song với nhau.
Đặc điểm của mô hình chữ nhật:
- Mô hình này báo hiệu cho một giai đoạn đang tạm dừng giao dịch giữa bên mua và bên bán.
- Đường hỗ trợ là mức giá mà giá thường không xuống dưới, trong khi đường kháng cự là mức giá mà giá thường không vượt lên.
- Mô hình chữ nhật thường cho thấy sự tạm ngừng của xu hướng hiện tại và biểu thị sự cân bằng giữa lực mua và lực bán trên thị trường. Nó cho thấy sự đi ngang của giá và thiếu một xu hướng rõ ràng.
4. Mô hình lá cờ (Flag)
Đây là mẫu hình tương tự mẫu hình chữ nhật, mô hình thể hiện cho thấy mức giá đang nằm ở 2 đường hỗ trợ và kháng cự song song với nhau. Flag thường xuất hiện sau một đợt tăng giá hoặc giảm giá mạnh và được coi là một mô hình tiếp tục của xu hướng hiện tại.
Đặc điểm của mô hình lá cờ:
- Mẫu hình lá cờ được hình thành khi giá di chuyển trong một phạm vi hẹp và hình thành hai đường song song – một đường phân kỳ tăng giá (cánh cờ) và một đường phân kỳ giảm giá (cột cờ). Cánh cờ thường có độ dốc dương, trong khi cột cờ có độ dốc âm.
- Mẫu hình lá cờ thường được xem như một giai đoạn tạm nghỉ hoặc tích lũy trước khi xu hướng chính tiếp tục. Cánh cờ đại diện cho sự gián đoạn tạm thời trong xu hướng chính, trong khi cột cờ đại diện cho sự điều chỉnh ngắn hạn. Khi mô hình lá cờ được xác nhận, tức là giá phá vỡ ra khỏi cánh cờ, thường theo hướng của xu hướng ban đầu, nó cho thấy sự tiếp tục của xu hướng chính.
5. Mô hình cờ đuôi nheo (Pennant)
Mô hình cờ đuôi nheo có hình dạng giống như một lá cờ hình tam giác. Bởi vậy, nhiều nhà đầu tư dễ nhầm lẫn mô hình cờ đuôi nheo với mô hình cái nêm hoặc mô hình tam giác.
Đặc điểm mô hình cờ đuôi nheo:
- Mô hình này thường xuất hiện sau khi có một xu hướng mạnh xảy ra trong một đợt tích lũy ngắn và trước mức giá thị trường tiếp tục di chuyển theo hướng ban đầu.
- Khi sử dụng mô hình cờ đuôi nheo nếu nhà đầu tư không kịp vào lệnh khi giá vừa Breakout ra khỏi mô hình thì đợi giá retest lại hỗ trợ/kháng cự, hoặc đợi pullback nhỏ rồi vào lệnh.
- Mô hình cờ đuôi nheo thường có xác xuất thành công lớn hơn khi nó hình thành trong thời gian đủ dài và tối thiểu từ 3 tuần trở lên.
6. Mô hình cốc và tay cầm (Cup and Handle)
Đây là mô hình xuất hiện trong một xu hướng tăng và cho thấy điểm báo về sự tiếp diễn xu hướng đó, mô hình này cũng xuất hiện trong một xu hướng giảm và báo hiệu giá sẽ đảo chiều tăng lên.
Đặc điểm của mô hình cốc và tay cầm:
- Mô hình cốc và tay cầm là một trong các mô hình trong chứng khoán và đây là mô hình dạng biểu đồ có hình dạng như một chiếc cốc có tay cầm, báo hiệu cho rằng cổ phiếu sẽ chuẩn bị tăng giá mạnh mẽ.
- Đa phần các nhà đầu tư thường sử dụng mô hình cốc tay cầm để nắm bắt cơ hội từ các đợi bùng nổ tăng giá của giá cổ phiếu.
Kết luận
Bài viết trên đây là những thông tin về các loại mô hình giá tiếp diễn và đặc điểm mô hình giá trong chứng khoán cần biết để nhà đầu tư áp dụng trong việc phân tích kỹ thuật. Hy vọng với những thông tin chia sẻ trên nhà đầu tư hiểu hơn về cách nhận biết các mẫu hình trong chứng khoán để gia tăng tỷ lệ thực hiện giao dịch hiệu quả.