NGÀNH DƯỢC - TĂNG TRƯỞNG ỔN ĐỊNH
Tổng quan:
Trong năm 2024, nhiều bất cập và rào cản tồn tại trong ngành đã và đang được tháo gỡ, bao gồm
Việc cấp mới và gia hạn đăng ký lưu hành thuốc tăng vọt sau giai đoạn bị gián đoạn kéo dài trước đó
Luật Dược sửa đổi bổ sung và Luật BHYT sửa đổi bổ sung thể hiện những nỗ lực cải cách của cơ quan bộ ngành, được kỳ vọng sẽ hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh ngành dược và thu hút sự tham gia bảo hiểm y tế trong tương lai.
Trong 9T/2024, các DN dược ghi nhận LNST giảm ở mức trung bình 13,1% svck do giá đầu vào tăng, và nhu cầu cho sản phẩm kênh OTC yếu trong khi vẫn phải duy trì một số chi phí cố định.
Sang năm 2025, kênh ETC tiếp tục là động lực tăng trưởng chính của ngành, trong đó cuộc đua "lên chuẩn" sẽ là trọng điểm chiến lược của các doanh nghiệp.
Điểm nhấn
Tăng trưởng ngành ổn định trong năm 2025 - kênh ETC tiếp tục là động lực tăng trưởng chính
Quy mô thị trường dược phẩm kỳ vọng tăng lên mức 242.189 tỷ đồng (10,5 tỷ USD) vào năm 2025, +10,2% svck nhờ Việt Nam đang chuyển dần sang giai đoạn dân số già, nhận thức ngày càng tăng về phòng - chữa bệnh sau dịch Covid-19, và thu nhập bình quân đầu người tăng.
Luật dược sửa đổi bổ sung tạo khung pháp lý minh bạch, rõ ràng, cụ thể hơn
I/ NHIỀU BẤT CẬP VÀ RÀO CẢN ĐÃ VÀ ĐANG ĐƯỢC THÁO GỠ
Tháng 11/2024, Luật Dược sửa đổi bổ sung và Luật Bảo hiểm Y tế sửa đổi, chúng tôi cho rằng tác động của hai bộ luật này là chưa đáng kể trong năm 2025.
Luật Dược sửa đổi bổ sung 2024 (chi tiết ở Phụ Lục):
Xây dựng ngành dược trở thành ngành công nghiệp mũi nhọn, khuyến khích hoạt động R&D và chuyển giao công nghệ; ưu tiên thuốc sản xuất trong nước chất lượng cao
Tạo hành lang pháp lý cho các hình thức kinh doanh mới
Giảm gánh nặng thủ tục hành chính cho doanh nghiệp, giúp nhanh chóng đưa thuốc lưu hành trên thị trường, tiết kiệm nguồn lực cho doanh nghiệp dược để đầu tư vào các lĩnh vực khác
Bình ổn giá, giúp người dân tiếp cận thuốc với giá hợp lý
Luật BHYT sửa đổi 2024 (chi tiết ở Phụ lục):
Mở rộng quyền lợi BHYT cho người được hưởng BHYT
Tăng mức phân bổ cho hoạt động khám chữa bệnh, giảm chi cho quỹ dự phòng
⇒ Thu hút và gia tăng độ phủ BHYT, qua đó hỗ trợ sự tăng trưởng của doanh thu kênh ETC
II/ KÊNH ETC SẼ LÀ ĐỘNG LỰC TĂNG TRƯỞNG CHÍNH
Kênh ETC (Ethical drugs) trong y học có nghĩa là các loại thuốc bán theo đơn bác sĩ, ngoài ra trong ngành dược kênh ETC còn có nghĩa là kênh đấu thầu tại sở và bệnh viện.
Kênh ETC gia tăng tỷ trọng doanh thu trong toàn thị trường từ mức 37,1% năm 2023 lên 39,0% năm 2025, đạt 94.787 tỷ đồng (3,8 tỷ USD), tăng 12,9% svck, nhờ vào:
Cơ sở vật chất và dịch vụ của các bệnh viện công và tư được năng cấp
Dự thảo Nghị định thay thế Nghị định 56/2011/NĐ-CP về phụ cấp ưu đãi theo nghề của viên chức và người lao động ở các cơ sở y tế công lập theo hướng mở rộng và tăng mức % phụ cấp ưu đãi.
Chế độ thuế ưu đãi cho dự án đầu tư mảng chăm sóc sức khỏe tư nhân như miễn thuế TNDN trong 4 năm đầu, giảm 50% thuế TNDN trong 9 năm tiếp theo.
Chính phủ đặt mục tiêu tăng tỷ lệ bao phủ BHYT, từ mức 93,35% năm 2023 lên mức 95,15% năm 2025
III/ “LÊN CHUẨN” TIẾP TỤC LÀ CHIẾN LƯỢC DÀI HẠN CỦA CÁC DN
Lợi ích:
Sản phẩm được phép lưu hành ngoài biên giới quốc gia (xuất khẩu)
Hệ thống sản xuất và vận hành hoạt động hiệu quả và an toàn hơn
Hỗ trợ nâng cao định vị thương hiệu, qua đó thúc đẩy doanh thu OTC
thuốc được sản xuất theo tiêu chuẩn càng cao được phân vào nhóm thuốc đấu thầu càng cao, cho doanh thu/lợi nhuận có thể cao hơn 3 lần so với các nhóm thấp hơn.
Thách thức:
Chi phí đầu tư theo chuẩn EU-GMP gấp ~2 lần so với WHO-GMP, chi phí sản xuất cao, chi phí cố định lớn, đòi hỏi quản lý hiệu quả nếu không sẽ dễ gây thua lỗ
Thời gian bình quân từ lúc nộp hồ sơ đến khi nhận được chứng nhận đạt WHO-GMP vào khoảng 6 tháng. Thời gian này là 9 tháng đến 1,5 năm đối với EU-GMP
Việc duy trì tiêu chuẩn EU-GMP đòi hỏi việc liên tục cập nhật, tuân thủ nghiêm ngặt và kiểm soát chặt chẽ hoạt động sản xuất.
IV/ M&A LÀ RỦI RO TĂNG GIÁ
Với tiềm năng tăng trưởng của ngành đã được cả giới đầu tư trong nước và đặc biệt là nước ngoài quan tâm, trong quá khứ đã có nhiều thương vụ M&A ngành dược diễn ra. Sự quan tâm của nhà đầu tư vẫn chưa hạ nhiệt khiến cho M&A trở thành rủi ro tăng giá của ngành trong năm 2025.
SK được cho biết đang trong quá trình xem xét để thoái toàn bộ 65% vốn của mình tại IMP nằm trong chiến lược chung tái cơ cấu danh mục đầu tư của Quỹ tập trung vào các ngành được cho là có tiềm năng như sản xuất chip, bán dẫn, pin…
ASKA liên tục nâng sở hữu tại DHT từ mức 32,6% vào tháng 12/2023 lên mức 38,2% vào tháng 12/2024. Mới đây, ASKA cũng đăng ký mua vào thêm 1,41 triệu cổ phiếu DHT để nâng sở hữu lên 40,0% tại đây (thời gian giao dịch dự kiến từ 20/12/2024 đến 17/1/2025)
DBD chào bán 23,3 triệu cổ phiếu (tương đương 24,9% số cổ phiếu đang lưu hành) với mức giá tối thiểu 50.000 đồng/cổ phiếu
PHỤ LỤC - LUẬT DƯỢC SỬA ĐỔI BỔ SUNG 2024 (1)
6 NHÓM ĐIỂM MỚI CƠ BẢN
Chính sách của Nhà nước về ngành dược: • Định hướng ưu tiên phát triển ngành công nghiệp dược thành ngành công nghiệp mũi nhọn • Ưu tiên cho thuốc được nghiên cứu, sản xuất trong nước hoặc từ nguồn nguyên liệu trong nước đối với thuốc được mua bởi cơ sở y tế công lập • Ưu tiên cho thuốc sản xuất trong nước trên dây chuyền tiêu chuẩn cao (EU-GMP hoặc tương đương) trên kênh đấu thầu ETC • Ưu tiên đẩy mạnh nghiên cứu và phát triển (R&D) thuốc, chuyển giao công nghệ trong ngành • Ưu đãi, hỗ trợ đầu tư trong phát triển công nghiệp dược
Tác động
Tiềm năng tăng trưởng cho các doanh nghiệp dược trong nước vốn đã có hệ thống dây chuyển sản xuất đạt chuẩn EU-GMP hoặc tương đương (như IMP, DHG, PME) • Đối với các doanh nghiệp có các dự án đầu tư dây chuyền sản xuất đạt các chuẩn này (như DBD, DHT), nhà đầu tư cần xem xét khả năng triển khai các dự án đầu tư để có thể đánh giá đầy đủ về tiềm năng của doanh nghiệp
Mở rộng quyền kinh doanh của cơ sở kinh doanh có vốn đầu tư nước ngoài: • Trước đây, các doanh nghiệp dược có vốn đầu tư nước ngoài (FIE) chỉ có thể phân phối sản phẩm do chính mình sản xuất tại Việt Nam. • Quy định mới mở rộng quyền phân phối của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài không chỉ đối với thuốc do chính doanh nghiệp sản xuất mà còn là các sản phẩm được đặt gia công hoặc chuyển giao công nghệ
⇒ Khuyến khích việc chuyển giao công nghệ và gia công tại Việt Nam
Quản lý chặt chẽ hơn chất lượng đội ngũ nhân sự hành nghề dược: • Siết chặt hơn quy định về việc thu hồi và cấp lại Chứng chỉ hành nghề dược
⇒ Đảm bảo chất lượng hoạt động nghề dược, nâng cao an toàn sức khỏe của người dân
Tạo hành lang pháp lý cho các hình thức kinh doanh mới: • Bổ sung và cụ thể hóa quyền và trách nhiệm của các thành phần tham gia vào các loại hình kinh doanh mới chưa được đề cập ở Luật dược 2016, bao gồm bán lẻ theo phương thức thương mại điện tử và bán lẻ chuỗi nhà thuốc • Nghiêm cấm bán lẻ thuốc kê đơn trên các kênh thương mại điện tử (trừ trường hợp bệnh truyền nhiễm nhóm A)
⇒ • Giúp các hoạt động kinh doanh theo phương thức mới được thực hiện bài bản • Các cơ quan chức năng có khung pháp lý để kiểm soát các loại hình kinh doanh đảm bảo sức khỏe của toàn bộ người dân.
Tinh giản thủ tục hành chính đối với đề nghị cấp mới, gia hạn, thay đổi, bổ sung giấy đăng ký lưu hành thuốc: • Hồ sơ đề nghị tinh giản hơn • Bổ sung quy định tinh giản/miễn hồ sơ hành chính đối với thuốc để đáp ứng nhu cầu phòng, điều trị bệnh truyền nhiễm nhóm A
⇒ • Giáp các doanh nghiệp có thể nhanh chóng đưa sản phầm ra thị trường, tiết kiệm thời gian và chi phí, tăng hiệu quả hoạt động và có thêm nguồn lực để đầu tư vào các lĩnh vực khác. • Bảo đảm việc lưu hành liên tục của thuốc, nguyên liệu thuốc và tránh đứt gãy nguồn cung thị trường
Quy đinh cụ thề và bổ sung về giá bán lẻ và bán buôn thuốc : • Quy định cụ thể về trách nhiệm kê khai/công bố giá bán lẻ, bán buôn thuốc của các thành phần tham gia vào hoạt động kinh doanh ngành dược • Bổ sung nhiều biện pháp quản lý giá thuốc
⇒ • Mục tiêu bình ổn thị trường dược phẩm trong nước, đảm bảo người dân được tiếp cận thuốc với giá hợp lý
PHỤ LỤC - LUẬT BẢO HIỂM Y TẾ SỬA ĐỔI BỔ SUNG 2024
Mở rộng quyền được hưởng BHYT của ngườitham gia BHYT: • Xóa bỏ địa giới hành chính theo tỉnh trong khám chữa bệnh BHYT: người tham gia BHYT có thể đến khám, chữa bệnh tại bất kỳ cơ sở khám, chữa bệnh BHYT cấp ban đầu, cấp cơ bản trong toàn quốc. • Bổ sung cơ chế thanh toán điều chuyển thuốc, thiết bị y tế giữa các cơ sở khám, chữa bệnh và thanh toán chi phí dịch vụ cận lâm sàng khi được chuyển đến cơ sở khác trong trường hợp thiếu thuốc, thiết bị y tế. Đồng thời, quy định cơ chế để quỹ BHYT thanh toán cho các trường hợp này
Cập nhật những cải tiến công nghệ của ngành trong việc thực hiện BHYT: • Đưa khám chữa bệnh từ xa vào nội dung được hưởng BHYT • Bổ sung hình thức thẻ BHYT điện tử
TÁC ĐỘNG • Giúp cho BHYT ngày càng trở nên hấp dẫn hơn, qua đó đạt mục tiêu mở rộng độ bao phủ BHYT • Theo đó, kênh bệnh viện và phòng khám sẽ thu hút được nhiều người dân đến khám chữa bệnh hơn, đảm bảo việc khám chữa bệnh chính quy và sức khỏe của người dân
Điều chỉnh mức phân bổ từ nguồn thu BHYT cũng như nâng mức tạm ứng kinh phí khám, chữa bệnh BHYT: • Tăng mức chi cho hoạt động khám, chữa bệnh từ nguồn thu BHYT từ mức 90% lên 92% • Giảm số tiền dành cho quỹ dự phòng từ 5% xuống 4% • Nâng mức tạm ứng kinh phí khám bệnh, chữa bệnh BHYT của cơ quan BHXH cho cơ sở khám, chữa bệnh từ mức 80% lên 90% kinh phí khám, chữa bệnh BHYT trước đó
⇒ Tạo điều kiện cho việc chủ động hơn trong hoạt động khám chữa bệnh BHYT nhờ đảm bảo hơn nguồn kinh phí
Đặt thời hạn thực hiện liên thông kết quả cận lâm sàng giữa các cơ sở khám, chữa bệnh BHYT là ngày 1/1/2027
⇒ Đảm bảo sự tiện lợi cũng như chất lượng khám, chữa bệnh khi hoạt động này được ghi nhận và theo dõi có hệ thống bởi cơ quan chức năng
V/ PE, PB VÀ ROE
VI/ DANH MỤC QUAN SÁT
DBD - CUỘC ĐUA “LÊN CHUẨN” CẦN THÊM QUAN SÁT
LUẬN ĐIỂM ĐẦU TƯ Chiến lược“lên chuẩn”EU-GMP cho cả nhà máy cũ và dự án nhà máy mới. Tuy nhiên, cần có thêm thời gian để đánh giá khả năng thực thi các chiến lược
• DBD lên kế hoạch đạt chuẩn EU-GMP cho 3 dây chuyền sản xuất: thuốc ung thư (trước 2027), thuốc tiêm vô trùng thể tích nhỏ (trước 2028) và thuốc viên non-betalactam (trước 2029). • Trong quá khứ, DBD đã phải dời thời hạn đạt chuẩn EU-GMP cho nhà máy ung thư từ năm 2024 tới 2026. Chúng tôi khuyến nghị NĐT thận trọng theo dõi tiến độ của các dự án.
Nhiều khả năng kế hoạch thoái vốn Nhà nước không được thực hiện trong khi kế hoạch chào bán riêng lẻ khó thực thi • Vào tháng 10/2024, UBND tỉnh Bình Định thông tin đang xin ý kiến Trung ương về việc để lại vốn Nhà nước (không thực hiện thoái vốn) tại DBD vì đây là doanh nghiệp có ảnh hưởng lớn đối với vấn đề an sinh, xã hội của tỉnh.
• DBD chào bán riêng lẻ 23,3 triệu cổ phiếu (24,9% số cổ phiếu đang lưu hành) với giá tối thiểu 50.000 đồng/cổ phiếu (14,7% thấp hơn thị giá ngày 03/01/2025).
Mức giá này dựa trên các chỉ số: EV/EBITDA 19,6 lần; P/E 26-27 lần; P/B 3,5 lần, theo thông tin được DBD công bố. Tuy mức giá tối thiểu được chào bán thấp hơn thị giá gần nhất của DBD, chúng tôi cho rằng các mức định giá này là cao; do đó, đánh giá kế hoạch chào bán riêng lẻ này sẽ khó thực thi.
Lợi nhuận ròng 2025 tăng trưởng chủ yếu nhờ vào tăng trưởng doanh thu đến từ việc vận hành dây chuyền thuốc ung thư dạng viên
RỦI RO ĐỐI VỚI KHUYẾN NGHỊ • Việc vận hành và đạt chuẩn EU-GMP của các dây chuyền nhà máy chậm hơn dự kiến
IMP - QUAY TRỞ LẠI MỨC TĂNG TRƯỞNG HAI CHỮ SỐ, TIÊU ĐIỂM THOÁI VỐN CỦA SK
LUẬN ĐIỂM ĐẦU TƯ Nhà máy IMP4 được kỳ vọng sẽ vận hành với công suất cao trong cả năm 2025 • Dây chuyền cuối của nhà máy IMP4 đã được đưa vào vận hành trong tháng 11/2024. Nhà máy IMP4 đã cho dòng tiền dương trong Q3/2024 và được kỳ vọng sẽ chạm ngưỡng hoàn vốn trong Q4/2024, theo IMP. • Với nhà máy IMP4 được kỳ vọng vận hành với công suất cao hơn trong cả năm 2025 (ước tính từ 38% năm 2024 lên 43% năm 2025) sẽ giúp gia tăng doanh thu và cải thiện biên lợi nhuận.
IMP lên kế hoạch tăng trưởng mạnh kênh OTC nhờ tái định vị thương hiệu thông qua thay đổi bao bì và thực hiện chương trình marketing, đồng thời khôi phục lại hoạt động sản xuất nhượng quyền để lấp đầy công suất còn thừa tại các nhà máy (ước tính 2,5% doanh thu toàn công ty)
Tăng trưởng nhu cầu cho sản phẩm đạt chuẩn EU-GMP trong trung và dài hạn • Chính sách ưu tiên cho sản phẩm nội địa đạt chuẩn EU-GMP trên kênh đấu thầu ETC giúp nhu cầu cho sản phẩm đạt chuẩn này tăng trưởng • Thuốc sản xuất trong nước đạt chuẩn EU-GMP là phương án thay thế hiệu quả cho thuốc ngoại nhập đắt tiền trên kênh OTC, giúp người dân tiết kiệm chi phí chữa bệnh • IMP đang có số lượng dây chuyền sản xuất đạt chuẩn EU-GMP lớn nhất (12 dây chuyền) tại Việt Nam, hưởng lợi lớn từ xu hướng dịch chuyển sang sản phẩm chất lượng cao.
Do ảnh hưởng của thương vụ thoái vốn của SK (đã đề cập ở trên), giá cổ phiếu có thể diễn biến tích cực hơn và hoạt động kinh doanh cũng có nhiều khả năng được đẩy mạnh để hỗ trợ cho quá trình này diễn ra thuận lợi.
RỦI RO ĐỐI VỚI KHUYẾN NGHỊ • Nhà máy IMP4 vận hành với công suất thấp hơn kỳ vọng