TCB _ TĂNG TRƯỞNG VƯỢT TRỘI

1. MÔ HÌNH KINH DOANH

TCB là ngân hàng tư nhân hàng đầu Việt Nam, điều hành 300 chi nhánh và phòng giao dịch. TCB nắm giữ top 1 tín dụng bất động sản và thị phần số 1 phân phối trái phiếu. Nó có ba công ty con bao gồm Techcom Securities, Techcom Capital và Techcombank Asset Management. Các các lĩnh vực trọng tâm (Bất động sản, Xây dựng, Vật liệu, Hàng tiêu dùng nhanh, Tiện ích và dịch vụ tài chính), TCB cũng đặt mục tiêu mở rộng cơ sở khách hàng ra ngoài 4 lĩnh vực kinh tế mục tiêu hiện có, tập trung vào ngành du lịch và nghỉ dưỡng, công nghiệp ô tô và các ngành công nghiệp lớn. Doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) có quy mô lớn. Bên cạnh đó, TCB nâng cao quy mô thông qua trải nghiệm kỹ thuật số mạnh mẽ trong hệ sinh thái WINLife “tất cả trong một”.

Mô hình tăng trưởng dựa trên kiềng ba chân: 

(1) Đẩy mạnh CASA

(2) Tập trung cho vay mua nhà

(3) Gia tăng thu nhập từ phí bằng cách khai thác hệ sinh thái xung quanh Vinhome, Masterise, MIK & Masan

2. KẾT QUẢ KINH DOANH

Tình hình KQKD của Q2/2024 của TCB tiếp tục duy trì tăng trưởng cao so

với cùng kỳ. Cụ thể, tổng thu nhập hoạt động đạt 13.420 tỷ (+44% YoY, +9% QoQ); 7.827 tỷ LNTT (+39% YoY, +0% QoQ) và LNR đạt 6,26 nghìn tỷ đồng (+39% YoY, +0% QoQ). Lợi nhuận trước thuế PBT nửa đầu năm tăng mạnh 38.6% YoY, chủ yếu do:

(1) Thu nhập lãi thuần NII đạt  tăng 40.2% YoY khi tăng trưởng tín dụng tích cực và NIM cải thiện nhẹ 

(2) Thu nhập ngoài lãi NOI tăng trưởng mạnh ở mức 32.7% YoY nhờ mảng ngân hàng đầu tư và GD ngoại hối.

NIM (LTM) cuối quý 2 của TCB cải thiện thêm 20bps so với quý trước – mức tăng tương đối tốt so với xu hướng suy giảm NIM vẫn đang tiếp diễn ở 1 số ngân hàng. Điều này được hỗ trợ chủ yếu bởi chi phí tín dụng (CoF) suy giảm nhanh hơn lợi suất trên tài sản sinh lời (IEA).

TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH:

Tín dụng:

Tăng trưởng tín dụng hợp nhất đạt 12.9% YTD (so với hạn mức được cấp ở mức 16.2%), vượt trội so với mức tăng trưởng 6% toàn hệ thống và mức 8.5% cùng kỳ năm trước. Trong đó: 

(1) Tăng trưởng cho vay khách hàng đạt 14.2% YTD, và đạt 5.9% trong Q2/2024, mức tăng tập trung mảng bán lẻ (+7.2% QoQ) trong khi cho vay KHDN tăng chậm hơn ở mức 4.3% QoQ. • 

(2) Về danh mục cho vay, TCB giải ngân đa dạng ở các ngành với dư nợ ở ngành Xây dựng +25% QoQ, VLXD +5% QoQ, FMCG, bán lẻ và logistic +5% QoQ. Cho vay ngành BĐS tăng nhẹ 2.3% QoQ thấp hơn so với những ngành khác. Tuy nhiên đáng chú ý, cho vay mua nhà bắt đầu có tín hiệu ấm lên khi tăng trưởng 5.8% QoQ, có thể là dấu hiệu tích cực cho thị trường Bất động sản 

(3)  Dư nợ trái phiếu doanh nghiệp giảm 2.4% QoQ.



Trích lập dự phòng:

Trong quý 2, chi phí trích lập DPRRTD của ngân hàng là 1,644 tỷ đồng (x2 YoY, +36% QoQ). dẫn đến chi phí tín dụng đạt 1.1% trong nửa đầu 2024 (so với mức 0.8% vào cuối 2023). TCB cho rằng chi phí tín dụng có tiềm năng tăng vừa phải phù hợp với điều kiện nợ xấu, nhưng vẫn <1% theo kỳ vọng của ngân hàng. Ban lãnh đạo cho biết dự kiến phần trích lập trong nửa sau năm 2024 sẽ thấp hơn 1H2024 sau khi ngân hàng đã đẩy mạnh trích lập trong thời gian qua.



Chất lượng tài sản: 

(1) Số dư nợ xấu tăng 15.4% QoQ, phần lớn do nợ xấu mới tăng mạnh hơn số nợ xấu được write – off. Đồng thời, số dư nợ nhóm 2 giảm mạnh 20% QoQ. 

(2) Tương ứng, tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ (NPLs ratio) tăng nhẹ 10bps lên 1.23% và tỷ lệ nợ nhóm 2/tổng dư nợ giảm 27bps xuống 1.14%. 

(3) Chi phí dự phòng tăng mạnh 104% YoY đạt 1,644 tỷ đồng, dẫn đến chi phí tín dụng đạt 1.1% trong nửa đầu 2024 (so với mức 0.8% vào cuối 2023). TCB cho rằng chi phí tín dụng có tiềm năng tăng vừa phải phù hợp với điều kiện nợ xấu, nhưng vẫn <1% theo kỳ vọng của ngân hàng. 

(4) Tỷ lệ bao phủ nợ xấu đạt 101% trong Q2/2024, giảm nhẹ so với mức 105.9% trong Q1/2024



3. KỲ VỌNG ĐIỀU GÌ VÀO TECH?

NHNN vừa qua đã công bố dự thảo sửa đổi Thông tư 02/2023/TT-NHNN ngày 23 tháng 4 năm 2023 quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng gặp khó khăn. Thời gian áp dụng được kéo dài thêm 6 tháng đến hết ngày 31/12/2024 thay vì 30/06/2024 như trước đây. Nội dung trọng yếu trong dự thảo sửa đổi bao gồm: 

(1) Áp dụng cơ cấu cho khoản nợ phát sinh trước ngày 24/4/2023; phát sinh nghĩa vụ trả nợ gốc hoặc lãi từ ngày Thông tư có hiệu lực cho đến hết ngày 31/12/2024. 

(2) Việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho khách hàng theo quy định tại Thông tư này được thực hiện kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực đến hết ngày 31/12/2024. 

Nhìn chung, các điều khoản cũ về quy định tái cơ cấu nợ vẫn được giữ nguyên ngoài việc gia hạn thời gian áp dụng kéo dài thêm 6 tháng. Việc gia hạn thời gian áp dụng cho Thông tư 02 giải quyết 2 vấn đề: 

(1) Hỗ trợ cho khách hàng và nền kinh tế nói chung

(2) Tác động tích cực đến các ngân hàng trong việc ghi nhận nợ xấu.

Nửa đầu năm qua, tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống ngân hàng đạt khoảng 6% so với đầu năm, chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực ưu tiên như công nghiệp hỗ trợ và doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Một số lĩnh vực như tín dụng xanh và phát triển bền vững cũng đang được mở rộng​. Tuy nhiên, hệ thống ngân hàng vẫn đối mặt với nhiều thách thức như áp lực nợ xấu gia tăng, với tỷ lệ nợ xấu đạt 2,5% vào cuối quý 1/2024. Ngoài ra, môi trường kinh tế toàn cầu và trong nước vẫn còn nhiều bất ổn, đòi hỏi các biện pháp điều hành tín dụng linh hoạt và hiệu quả từ Ngân hàng Nhà nước (NHNN)



4. NHẬN ĐỊNH VÀ ĐỊNH GIÁ

Theo chúng tôi định giá cổ phiếu TCB ở mức 25,400 VND dựa vào kết hợp 2 phương pháp Chiết khấu thu nhập thặng dư (RI) và so sánh P/B: 

(1) Chúng tôi sử dụng mức P/B mục tiêu là 1.2x lần cho áp dụng cho giá trị sổ sách tại cuối năm 2024 của TCB. Mức P/B này tương đương với mức P/B hiện tại của TCB và các ngân hàng có cùng quy mô như ACB, MBB, VPB. 

(2) Đối với Phương pháp thu nhập thặng dư, tỷ lệ giá trị sổ sách trong cấu phần định giá đã được giảm xuống mức 75% trong lần định giá này cho thấy triển vọng lợi nhuận trong những năm tới của TCB sẽ khả quan hơn, đặc biệt sau khi thị trường BĐS hồi phục. 

(3) Chúng tôi không kỳ vọng TCB sẽ chia cổ tức bằng tiền mặt đều đặn hàng năm vì chiến lược ưu tiên tăng trưởng 20%/năm của ngân hàng và duy trì vị thế hàng đầu về CAR trong ngành nhằm sớm đạt mục tiêu đạt chuẩn Basel III.

(4) Ngoài ra, khi TCB đang chịu ảnh hưởng thị trường chung đang giảm khiến cho TCB đang chiết khấu về vùng giá hấp dẫn đối với vị thế và kết quả kinh doanh nửa đầu năm qua.



Previous
Previous

DGW - CỔ PHIẾU ĐẮT HAY RẺ?

Next
Next

VSC - TỪNG BƯỚC VƯỢT QUA THỬ THÁCH