PAN - CTCP Tập đoàn PAN

I/ Tổng quan doanh nghiệp

đơn vị tiên phong trong ngành nông nghiệp và thực phẩm Việt Nam. Có cấu trúc là một Công ty mẹ (Holding Company), các thành viên trong tập đoàn bao gồm các công ty trong lĩnh vực: nông nghiệp, thủy sản và các nhà cung cấp thực phẩm đóng gói.

Sản phẩm của Tập đoàn được phân phối rộng rãi trên cả thị trường nội địa, với hơn 450 nhà phân phối phục vụ 145.000 điểm bán tại 63 tỉnh thành, cũng như trên hơn 35 thị trường quốc tế.

PAN là công ty liên kết của CTCP Chứng khoán SSI, với tỷ lệ sở hữu 12,7%. Tập đoàn này được lãnh đạo bởi ông Nguyễn Duy Hưng, nhà sáng lập kiêm Chủ tịch SSI, người thực tế kiểm soát 24,9% cổ phần tại PAN.

II/ CẬP NHẬT KQKD 2024

Tổng doanh thu năm 2024 tăng +23% YoY, đạt 16,2 nghìn tỷ đồng, hoàn thành 109% kế hoạch năm.

Lợi nhuận gộp đạt 3.364 tỷ đồng, tăng 26,5% so với mức 2.660 tỷ đồng của năm trước. Biên lợi nhuận gộp cũng cải thiện, đạt 20,8% so với 20,1% trong 2023

LNST năm 2024 tăng +40% YoY, đạt 1,1 nghìn tỷ đồng, hoàn thành 130% kế hoạch năm.Biên lợi nhuận sau thuế cũng tăng từ 6,2% lên 7,1%

III/ CHUỖI GIÁ TRỊ

          1. Nông nghiệp (chiếm ~40% doanh thu)

Nghiên cứu, chọn tạo, sản xuất, kinh doanh và xuất nhập khẩu các loại giống cây trồng nông, lâm nghiệp (lúa, ngô, rau và hoa); sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu các loại nông sản và vật tư nông nghiệp

          2. Thuỷ sản (chiếm ~43% doanh thu)

Các sản phẩm thủy sản của PAN chủ yếu được xuất khẩu sang các thị trường Nhật Bản, Châu Âu, Hoa Kỳ, Canada, Úc và Hàn Quốc.  PAN là đơn vị đầu tiên xuất khẩu tôm, cá tra và nghêu sang thị trường Nhật Bản

Cá tra: được chế biến thành nhiều sản phẩm như cá tra bỏ đầu, cắt khoanh đông lạnh, phi lê

Nghêu: nghêu đóng gói đông lạnh: nghêu hấp cả vỏ đông lạnh, thịt nghêu hấp đông lạnh và nghê hấp tẩm gia vị

          3. Thực phẩm đóng gói (chiếm ~17% doanh thu)

Chiếm xấp xỉ 18% doanh thu tổng. Sản phẩm chủ đạo bao gồm: nước mắm (nước mắm 584 Nha Trang) và cà phê (SHIN Cà Phê)

 

IV/ TRIỂN VỌNG DOANH NGHIỆP

​​- Ban lãnh đạo đặt mục tiêu tăng trưởng doanh thu năm 2025 ở mức 15–20% đối với mảng nông nghiệp, 7–10% cho mảng thủy sản, và 10–15% với mảng thực phẩm đóng gói.

 

Tầm nhìn và chiến lược rõ ràng: năm 2030, PAN đặt mục tiêu trở thành tập đoàn Nông nghiệp và Thực phẩm hàng đầu về ESG trong khu vực

Các mặt hàng nông-thuỷ sản, thực phẩm được kỳ vọng xu hướng xuất khẩu tích cực nhờ các hiệp định thương mại dần được khai thác

Ở thị trường nội địa, tiêu dùng dần cải thiện, khối lượng người tiêu dùng hiểu biết và có yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm đang được gia tăng là yếu tố tích cực thúc đẩy tăng trưởng phân khúc mà doanh nghiệp đang muốn hướng tới

V/ ĐỊNH GIÁ

PAN đang có P/E trong 12 tháng gần nhất là 10,0x, thấp hơn đáng kể so với trung vị ngành 17,2x. Cho thấy PAN đang được định giá hấp dẫn so với các doanh nghiệp cùng ngành

Cổ phiếu vẫn đang trên đà tăng, vượt kháng cự ở mốc 27.1 và hiện đang backtest ở vùng 27.5. Giá mục tiêu của PAN là: 32.000đ/cp

 

Previous
Previous

VJC - CTCP Hàng không VietJet

Next
Next

EIB - ĐIỂM ĐẾN TÌM NĂNG CHO DÒNG TIỀN