NHẬN ĐỊNH THỊ TRƯỜNG TUẦN 10/2 – 14/2/2025
Sự kiện chính trong tuần:
10/02: Trump sẽ công bố kế hoạch áp thuế đối ứng.
11/02: Phiên điều trần của Chủ tịch Fed.
12/02: Chỉ số giá tiêu dùng (tháng 1).
13/02: Anh – tăng trưởng GDP (Q4)
Đức – chỉ số giá tiêu dùng (tháng 1)
Mỹ - đề nghị trợ cấp thất nghiệp lần đầu
14/02: Châu Âu – tăng trường GDP sơ bộ (Q4)
Mỹ – doanh số bán lẻ (tháng 1)
Thị trường chứng khoán thế giới:
1. Chiến tranh thương mại bắt đầu:
Phần lớn sự tâp trung ở đây là vào EU, ngoài ra các nước như Hàn Quốc (KR), Ấn Độ (IN), Mexico (MX) và Trung Quốc (CN) nổi bật. Việt Nam (VN) không phải là một trong những quốc gia có mức độ bất đối xứng thuế quan cao ở Châu Á. Một phần là do thuế quan của Mỹ đối với Việt Nam khá cao, do thuế quan cao đối với những mặt hàng như dệt may và giày dép... Tổng thống Donald Trump cho biết ông sẽ công bố mức thuế 25% đối với tất cả các mặt hàng thép và nhôm nhập khẩu. Thuế quan trả đũa của Trung Quốc đối với hàng hóa Mỹ đã chính thức có hiệu lực. Trung Quốc hiện đang áp thuế đối với hàng hóa trị giá khoảng 14 tỷ đô la để đáp trả mức thuế 10% mà Trump áp đặt trước đó.
Thị trường chứng khoán trong nước
1. Kinh tế vĩ mô trong nước:
Trong T1/25, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa sơ bộ đạt 33.09 tỷ USD, giảm 4.3% svck. Một số mặt hàng của Việt Nam vẫn giữ được đà tăng trưởng ổn định như: xơ, sợi dệt các loại (+57.5% svck); điện tử, máy tính và linh kiện (+29.2% svck); hạt tiêu (+23.8% svck).
Tết Nguyên đán Ất Tỵ diễn ra trong T1 nên số ngày làm việc ít hơn so với tháng trước và cùng kỳ năm trước (thời gian nghỉ Tết Nguyên đán Giáp Thìn từ 8-14/2/2024), theo đó, chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) T1/25 ước tính giảm 9.2% so với tháng trước và tăng 0.6% svck. Tốc độ tăng trưởng của tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng trong tháng 1 tăng 9.5% svck, nếu loại từ yếu tố giá tăng 6.6% svck. Nhu cầu tiêu dùng nội địa tăng cao trong dịp Tết Nguyên đán cùng với sự phục hồi mạnh mẽ của ngành du lịch đã giúp thúc đẩy tăng trưởng của ngành.
2. Diễn biến VN-Index:
Chỉ số Vn-Index chốt tuần ở 1.275,2 điểm, tăng +10,15 điểm, tương đương tăng +0,8% so với tuần trước, đánh dấu tuần phục hồi thứ 3 liên tiếp, vượt đỉnh tháng 12 (theo giá đóng cửa). Thị trường tiếp tục hồi phục trên diện rộng, mức tăng chủ yếu tập trung ở nhóm cổ phiếu vốn hóa nhỏ (Smallcap) 2,94%, trong khi nhóm Midcap chỉ có mức tăng 0,97% và Vn30 tăng nhẹ 0,24%. Một số nhóm cổ phiếu nổi bật như: Cảng biển, Sản xuất Đường, Sản xuất và phân phối điện, Đầu tư công, v.v…
Thanh khoản toàn thị trường tuần vừa qua đạt 15.622 tỷ đồng, tăng 17,5% so với tuần trước đó, trong đó thanh khoản khớp lệnh tăng mạnh 27% lên 13.959 tỷ đồng. Theo thống kê, thanh khoản toàn thị trường tuần đầu tiên của tháng 2 đã có sự cải thiện và tăng 21,8% so với tháng 1. Lũy kế từ đầu năm, thanh khoản toàn thị trường đạt 14.224 tỷ đồng, giảm 32,53% so với mức bình quân năm 2024.
3. Kịch bản:
Vn-Index đã thoát khỏi xu hướng giảm kể từ tháng 10/2024 và vượt đỉnh tháng 12, có cơ hội để kiểm định vùng cản 1.280 – 1.300 điểm. Chỉ số Vn-Index có vùng hỗ trợ 1.260 – 1.265 điểm, kháng cự 1.280 – 1.300 điểm.
Nhà đầu tư nên cân nhắc đầu tư vào các cổ phiếu nổi bật có câu chuyện ảnh hưởng tích cực đến tình hình kinh doanh của ngành, có kết quả kinh doanh được dự báo tăng trưởng trong tương lai, và được Khối Nghiên cứu đánh giá lạc quan. Các cổ phiếu thuộc danh sách các cổ phiếu khuyến nghị của khối nghiên cứu có Upside >= 1. Hoặc cổ phiếu thuộc 200 công ty có vốn hóa lớn nhất trên cả 3 sàn HOSE, HNX và UPCOM và cổ phiếu có khối lượng giao dịch Trung bình 30 phiên của cổ phiếu lớn hơn 500,000 cổ phiếu/ngày.