TRIỂN VỌNG THỊ TRƯỜNG F&B
DIỄN BIẾN THỊ TRƯỜNG F&B 2024: THẮT CHẶT CHI TIÊU
- Lượng tiêu thụ FMCG ở cả hai khu vực thành thị và nông thôn đều chứng kiến mức giảm mạnh trong 2Q/2024, trong đó mức tăng về giá bán không bù đắp được sự sụt giảm từ khối lượng tiêu dùng.
- Khu vực thành thị bị tác động mạnh hơn khi chi tiêu giảm liên tục 4% yoy trong cả hai quý đầu năm, trong khi khu vực nông thôn có xu hướng tín hiệu phục hồi
- Ngành thưc phẩm ghi nhận mức âm về tăng trưởng, đối với ngành sữa, lý do ảnh hưởng đến từ tỷ lệ sinh giảm và sự cạnh tranh đến từ các lựa chọn thay thế dinh dưỡng
- Ngành bia với nghị định 100 - vi phạm nồng độ cồn tiếp tục kìm hãm tốc độ tăng trưởng ngành bia
- Thực phẩm đóng gói, gia vị nấu ăn cơ bản đang cạnh tranh vớ sản phẩm nấu ăn tiện lợi, hiện đại hơn
- Chăm sóc cá nhân và chăm sóc nhà cửa đều có sự gia tăng trong tiêu dùng do xu hướng chú trọng sức khoẻ và môi trường sống
- Mức tăng giá hàng hoá (CPI) cả năm tăng 3,63% so với năm trước, đạt mục tiêu Quốc hội đề ra nhưng mức tăng trưởng thu nhập bình quân đầu người ghi nhận mức thấp, đạt 7.7 triệu đồng/tháng, chỉ tăng khoảng 5% so với con số đầu năm là 7.6 triệu đồng/tháng
- Người tiêu dùng Việt Nam hiện đang có xu hướng chi tiêu thận trọng hơn thông qua việc cắt giảm chi tiêu cho các mặt hàng xa xỉ, giải trí không thiết yếu và ưu tiên cho các sản phẩm/dịch vụ như nhu yếu phẩm, quần áo và chăm sóc sức khỏe
- 7T2024, doanh nghiệp F&B giảm 3.09% so với cuối năm 2023, trong đó TP.HCM ghi nhận số lượng giảm gần 6%, Hà Nội ghi nhận mức tăng trưởng nhẹ khoảng 0.1%. Điều này phản ánh được khó khăn trong ngành đồng thời là cơ hội mở rộng thị phần cho các doanh nghiệp có tiềm lực mạnh
TRIỂN VỌNG THỊ TRƯỜNG F&B 2025
- Tuy đang có xu hướng già hoá nhưng Việt Nam vẫn đang trong cơ cấu dân số vàng cho tới ít nhất là năm 2036. Tỷ trọng dân số theo độ tuổi từ 15-59 tuổi đạt mức cao sẽ mang lại nhiều động lực tăng trưởng nói chung và ngành thực phẩm và đồ uống nói riêng, chủ yếu được hưởng lợi nhờ thói quen tiêu dùng hiện đại và sự gia tăng thu nhập.
- Năm 2020 ghi nhận 40% dân số Việt Nam nằm trong tầng lớp tiêu dùng (11-30 USD/ngày), theo ước tính đến năm 2030 con số này có thể đạt gần 75%. Sức mua này không chỉ đến từ những người lần đầu gia nhập tầng lớp tiêu dùng mà còn đến sự mở rộng thu nhập lên những tầng tiêu dùng cao hơn
- Theo xếp hạng chỉ số phát triển du lịch & lữ hành 2024, Việt Nam xếp thứ 59/119 toàn cầu và xếp thứ 5 trong khu vực Đông Á - TBD cùng với mục tiêu của Thủ tướng Chính phủ phấn đấu lĩnh vực du lịch đóng góp 13-14% trong GDP giai đoạn 2025 - 2030 sẽ là động lực quan trọng để thúc đẩy tiêu dùng và quảng bá các mặt hàng F&B Việt Nam ra thế giới