GIỚI THIỆU BOLLINGER BANDS TRONG PHÂN TÍCH KỸ THUẬT
Bollinger Bands là chỉ báo kỹ thuật mà các nhà đầu tư “F0” nên tìm hiểu. Chỉ báo kỹ thuật này không phức tạp mà độ hiệu quả còn không kém phần các chỉ báo khác. Vậy Bollinger Bands là gì? Cách tích các thông số trong Bollinger Bands ra sao? Cách sử dụng chỉ báo sẽ có trong bài viết sau đây.
Boillinger Bands là gì? Công thức tính Boillinger Bands
Bollinger Bands là một chỉ báo phân tích kỹ thuật được dựa trên 3 đường chính là đường SMA 20 ở giữa và hai dải trên dưới với độ lệch chuẩn là tích của 2 với độ lệch chuẩn 20 ngày so với đường trung bình SMA 20 chúng ta vừa nêu.
Người phát minh ra chỉ báo Bollinger Bands này là John Bollinger – một nhà phân tích tài chính nổi tiếng trên thế giới những năm 80 thế kỷ trước. Ông là cha đẻ của Bollinger Bands và cũng lấy tên của mình – Bollinger để đặt tên cho chỉ báo trên.
Các nhà đầu tư thường sử dụng Bollinger Bands để xác định chuyển động của nến giá và từ đó đưa ra những phán đoán về xu hướng tiếp theo của nến giá dựa vào dải Bollinger Bands.
Cách tính Bollinger bands cũng đơn giản như cấu tạo của nó. Cụ thể:
- Dải giữa là đường trung bình động chu kỳ 20 ngày (SMA20), được tính bằng giá trị trung bình của giá đóng cửa
- Dải trên = SMA20 ngày + 2 x Độ lệch chuẩn 20 ngày.
- Dải dưới = SMA20 ngày – 2 x Độ lệch chuẩn 20 ngày.
Phân biệt các loại Boillinger Bands
Dải Bollinger Bands có hai trạng thái rõ rệt dễ dàng nhận biết nhất đó chính là thu hẹp và bứt phá. Chúng ta sẽ tìm hiểu ý nghĩa về hai trạng thái này của dải Bollinger Bands.
1. Dải Bollinger Bands siết chặt (thu hẹp)
- Dải bollinger bands siết chặt là khi khoảng cách giữa dải trên và dải dưới đường SMA thu hẹp hay còn gọi là hiện tượng “ thắt nút cổ chai”, giá cổ phiếu đang trong giai đoạn biến động thấp. Chứng sỹ cho rằng đây là một dấu hiệu cho biết giá sẽ biến động mạnh trong tương lai và có thể xuất hiện cơ hội giao dịch cổ phiếu. Tuy nhiên trong trường hợp này dải bollinger bands không cho biết giá sẽ biến động theo chiều hướng tăng hay giảm.
2. Dải Bollinger Bands breakout (bứt phá)
- Thông thường 90% giá sẽ biến động ở giữa 2 band trên và dưới. Dải bollinger bands bứt phá khi giá vượt qua dải trên hoặc dải dưới, cho thấy sự biến động lớn của giá cổ phiếu. Tuy nhiên cũng giống như dài Bollinger bands siết chặt chỉ báo không cho biết giá sẽ biến động theo chiều hướng tăng hay giảm
Trong một xu hướng di chuyển của nến giá, việc phá vỡ dải băng và tăng giá phải dựa vào quá trình tích lũy (thu hẹp như ở trên). Việc dải băng thu hẹp sẽ làm dễ xảy ra các tình huống breakout hơn.
Lưu ý khi sử dụng chỉ báo Boillinger Bands
Không dự đoán được xu hướng breakout của giá: Đây là hạn chế lớn nhất khi phân tích bằng Bollinger band. Nó chỉ cho biết sự biến động của thị trường nhưng lại không xác định được xu hướng giá. Do đó, cần kết hợp với các chỉ báo khác để dự đoán thị trường. Một số kỹ thuật ưa thích của ông là kết hợp với MACD và RSI.
Phân tích bằng Bollinger band không thể hiện thời điểm quá mua và quá bán kết thúc. Các trader cần đặt stop loss để bảo vệ tài khoản nếu thấy giá đi lệch dự đoán.
Nếu thị trường ít biến động, giá lên xuống trong một phạm vi nhẹ nhàng thì Bollinger band sẽ phát huy rất tốt, ngược lại nếu giá dao động mạnh và nhanh thì chỉ báo này không còn đúng nữa.
Kết luận
Bài viết trên đã làm rõ các vấn đề về Bollinger Bands cũng như cách sử dụng một cách hiệu quả. Kết hợp các chỉ báo kỹ thuật khác cùng dải băng Bollinger sẽ đưa ra quyết định tối ưu cho nhà đầu tư. Mặc dù mọi chiến lược đều có ưu điểm và nhược điểm của nó, nhưng Bollinger Bands đã trở thành một trong những công cụ phân tích kỹ thuật hữu ích và được sử dụng phổ biến nhất trong việc làm nổi bật bảng giá chứng khoán trong ngắn hạn.